Như thông báo trên trang Twitter của ông Stephan Israel đứng đầu công ty Pháp "Arianespace", các chuyên gia đã chấp thuận nối lại khâu chuẩn bị để phóng vệ tinh "OneWeb" tại sân bay vũ trụ Kuru, chu trình vốn bị tạm đình chỉ sau khi xảy ra tình huống bất thường với kỳ thứ ba của tên lửa "Soyuz 2.1b" khi phóng vệ tinh Ai Cập ở Baikonur. Theo lời ông này, tên lửa "Soyuz-ST-B" được đưa đến tổ hợp phóng vào ngày 23 tháng 2, đến ngày 26 tháng 2, Ủy ban kiểm tra sẽ xem xét mức sẵn sàng để phóng vệ tinh OneWeb dự kiến vào 27 tháng 2 theo giờ địa phương.
Như xác minh của Sputnik qua nguồn tin trong ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ Nga, cuộc phóng được dự kiến thực hiện vào ngày 28 tháng 2 lúc 04:37 theo giờ Hà Nội (27 tháng 2 lúc 18:37 theo giờ địa phương).
Trước đây, một nguồn tin khác của Sputnik cho biết do động cơ tên lửa "Soyuz-2.1b" ngắt hoạt động kỳ thứ ba, gắn với việc chấm dứt quá trình oxy hóa sớm do lỗi điều chỉnh sai cảm biến của chuyên gia phụ trách trước mốc phóng, khối đẩy "Fregat" với vệ tinh Ai Cập "EgyptSat-A" đã được đưa đến quỹ đạo phụ với perigee (điểm gần nhất của quỹ đạo Trái đất) thấp hơn 57 km so với quỹ đạo ấn định. Nhờ có dự trữ nhiên liệu và hệ thống điều khiển thông minh, "Fregat" đã có thể chấn chỉnh tình huống và đưa vệ tinh lên quỹ đạo tính toán.
Khi đó ông Israel xác nhận tình huống bất thường với kỳ thứ ba của tên lửa "Soyuz-2.1b" khi phóng vệ tinh Ai Cập "EgyptSat-A" và thông báo hoãn phóng sáu vệ tinh OneWeb của Anh với tên lửa "Soyuz-ST-B" từ sân bay vũ trụ Kourou, vốn dự kiến vào 27 tháng 2 lúc 04:37 theo giờ Hà Nội (26 tháng 2 lúc 18:37 theo giờ địa phương). Các tên lửa "Soyuz-2.1b" và "Soyuz-ST-B" có cùng kỳ thứ ba giống nhau.
Thời điểm hiện nay vệ tinh "EgyptSat-A" chế tạo tại tập đoàn "Energia" đang trải qua cuộc thử nghiệm bay dưới sự điều khiển kiểm soát của các chuyên gia Nga. Sau khi hoàn thành thử nghiệm, vệ tinh này sẽ được bàn giao cho phía Ai Cập.
Tháng 6 năm 2015, Roscosmos ký hợp đồng với "Arianespace" Pháp và "OneWeb" của Anh về 21 cuộc phóng thương mại đưa 672 vệ tinh lên vũ trụ bằng các tên lửa đẩy "Soyuz" với khối đẩy "Fregat" từ các sâm bay vũ trụ Kuru, Baikonur và Vostochnyi. "OneWeb" dự kiến tạo lập nhóm vệ tinh cho phép đảm bảo truy cập Internet băng thông rộng dành cho người dùng trên khắp thế giới nhờ bao quát toàn bộ bề mặt Trái đất.