"Thay mặt chính phủ và nhân dân Hà Nội, tôi xin cảm ơn Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vì đã chọn Hà Nội làm nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai. Chúng tôi rất vui và tự hào rằng thành phố của chúng tôi đã được chọn, và thậm chí còn vui hơn khi điều này xảy ra đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm Hà Nội được UNESCO công nhận là thành phố vì hòa bình", ông Chung nói.
Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh rằng Thủ tướng đã chỉ thị cho chính quyền thành phố cung cấp hậu cần, trang trí và trên hết là an ninh tại tất cả các địa điểm của hội nghị thượng đỉnh và những cuộc họp trong các lĩnh vực khác. Ông cũng lưu ý rằng sự kiện thu hút 3.400 nhà báo từ 39 quốc gia khác nhau là cơ hội tốt để phổ biến hình ảnh thủ đô Việt Nam và di sản văn hóa của nó.
"Đây là cơ hội rất tốt để chúng tôi truyền tải đến thế giới hình ảnh (về đất nước) và văn hóa của Việt Nam cũng như Hà Nội. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để các quốc gia và người dân trên thế giới hiểu rõ hơn về văn hóa và con người độc đáo của Hà Nội và Việt Nam, để hiểu tình yêu của chúng tôi đối với thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng sau sự kiện này, sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với thành phố và Việt Nam sẽ tăng lên", ông nói.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết rằng thành phố đã tổ chức nhiều sự kiện quốc tế, bao gồm Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng đã dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho sự kiện này.
"Lần này, vấn đề lớn nhất là chỉ có hai tuần để chuẩn bị. Tôi tin rằng chúng tôi đã làm tốt nhất những gì có thể bằng cách huy động toàn bộ hệ thống chính trị. Ngoài ra, chúng tôi cũng kêu gọi mọi người cũng như các tổ chức tư nhân hỗ trợ cho sự kiện này", ông Chung nói.
Ông lưu ý rằng các doanh nhân và nghệ nhân địa phương đã được kêu gọi để làm ra những món quà lưu niệm theo chủ đề sự kiện và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã phát hành tem dành riêng cho hội nghị này.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai diễn ra từ 27-28 tháng 2 tại Hà Nội.