Tuy nhiên, khoa học giờ đây phát hiện ra rằng quá nhiều ozone có thể gây nguy hiểm cho con người.
Vấn đề khói bụi đặc biệt bức thiết ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Các đường phố thường được bao phủ bởi lớp "khói", tầm nhìn không vượt quá vài chục mét. Mọi người phải đeo mặt nạ khi đi trên đường phố. Nhiều ngôi nhà có lắp máy lọc không khí và máy đo chỉ số hạt PM 2.5 trong không khí. Như tin đưa của Reuters có tham chiếu dữ liệu chính thức về chất lượng không khí ở Trung Quốc, vào tháng 1 tại 39 khu vực phía bắc của đất nước, mức độ ô nhiễm không khí đã tăng 16% so với cùng chỉ số một năm trước đó. Số lượng vi hạt PM 2,5 trong các khu vực ô nhiễm ở mức trung bình là 114 microgam trên mét khối. Trong khi đó,, theo khuyến nghị của WHO, hàm lượng của các hạt PM 2.5 trong không khí không được vượt quá mức 10 microgam trên mét khối.
Vấn đề khói bụi chú ý ở cấp độ chính quyền cao nhất. Trung Quốc đang tiến hành đóng cửa các nhà máy cũ gây ô nhiễm không khí. Số lượng các nhà máy nhiệt điện dùng than cũng đang giảm, đất nước dần dần chuyển sang dùng khí đốt và các nguồn năng lượng sạch. Mục tiêu chính là để người dân Trung Quốc nhìn thấy bầu trời xanh nhiều hơn.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc từ Đại học Côn Sơn, vào những ngày bầu trời trong xanh và không khí có vẻ trong lành, ở bề mặt Trái Đất hình thành rất nhiều cái gọi là ozone tầng đối lưu. Khác với ozone tầng bình lưu, có tác dụng bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ mặt trời và vì thế các nhà môi trường đặc biệt lo ngại khi lượng ozone này bị giảm do phát thải khí nhà kính, ozone tầng đối lưu có hại cho con người. Dưới tác động của loại ozone này hệ thống miễn dịch ở người bị phá hủy, các bệnh về tim mạch và hô hấp ngày càng xuất hiện nhiều.
Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực châu Á, nơi mức độ phát thải khí nhà kính cao, và nơi chính quyền đang tích cực đấu tranh cho một bầu trời sạch. Theo ước tính của các nhà khoa học từ Đại học Kun Sơn, 3/4 số ca tử vong trong năm 2016 có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến phơi nhiễm ozone xảy ra ở châu Á. Đồng thời, đã có 316 nghìn người chết ở Trung Quốc, trong khi tất cả các khu vực ngoài châu Á trên thế giới có 264 nghìn trường hợp tương tự.
Phải chăng điều này cho thấy chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận với việc bảo vệ môi trường? Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Nông nghiệp Vân Nam NA ZHONGYUAN cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng không thể khẳng định 100% là ozone có hại. Nó cũng giống như những chất độc, tức là vừa có hại, vừa có lợi trong những điều kiện nhất định. Theo chuyên gia này, nhiệm vụ chính của công việc môi trường là tối ưu hóa chất lượng cuộc sống của con người trong thực tế hiện đại.
"Một mặt, nếu không có ozone trên Trái đất, không có gì sống được, bởi vì ozone bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời. Ngay cả một số bệnh chỉ có thể được điều trị trong điều kiện có hàm lượng oxy cao, chẳng hạn như điều trị trong buồng áp lực cao. Trong điều kiện như vậy, cơ thể bị ảnh hưởng bởi nhiều oxy hơn trong điều kiện bình thường, và do đó người bệnh được điều trị hiệu quả. Mặt khác, quá trình oxy hóa quá mức cũng gây hại cho các sinh vật sống, ozone làm hỏng hệ hô hấp, làm giảm chức năng phổi. Điều kiện của sự sống là phải tiếp nhận được năng lượng. Số lượng và chất lượng của năng lượng nhận được là điều kiện then chốt của phản ứng oxi hóa khử. Ozone là một yếu tố thiết yếu của quá trình tiến hóa tự nhiên, và người ta không thể tuyên bố một cách đơn giản là nó nguy hiểm. Cần xem xét hàm lượng của nó, liệu ozone có ở mức chấp nhận đối với con người hay không. Với chỉ số bình thường, ozone đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động sống.
Cần tiếp cận từ hai phía đối với việc giảm tác động có hại của ozone: trước tiên, cần kiểm soát các điều kiện môi trường và cố gắng khôi phục các điều kiện tự nhiên, như cải thiện hiệu quả của quang hợp, cũng như tăng hiệu quả và tốc độ tự làm sạch oxy và hydro trong khí quyển, cải thiện chất lượng của không khí. Thứ hai, các sinh vật sống cần tăng sức đề kháng. Liên quan đến việc hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, như ô tô, nhà máy, v.v., tôi tin rằng không ai trong thế giới hiện đại có thể từ chối đi du lịch bằng ô tô, máy bay, tàu thủy. Chúng ta không thể quay lại thời kỳ đồ đá, sống trong hang động. Tất cả những điều này là dấu hiệu của nền văn minh hiện đại. Mọi người nên dần dần cải thiện điều kiện sống và môi trường xung quanh. Không ai có thể ngăn chặn sự phát triển của nền văn minh khoa học kỹ thuật. Câu hỏi chính là làm thế nào chúng ta có thể sử dụng các phương tiện khoa học và kỹ thuật tiên tiến hơn, ý tưởng khoa học và phương pháp khoa học để kiểm soát và loại bỏ những hậu quả tiêu cực của khoa học và công nghệ".
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Côn Sơn không kêu gọi từ bỏ cuộc chiến chống lại khói bụi vì vấn đề ozone. Họ giải thích rằng, ozone tầng đối lưu là kết quả của phản ứng quang hóa, tham gia phản ứng này là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và oxit carbon. Những chất này, còn được gọi là tiền chất ozone, cũng xuất hiện do sự phát thải vào khí quyển. Do đó, các nhà khoa học lưu ý rằng điều quan trọng là các nhà chức trách và các nhà môi trường phải chú ý đến việc kiểm soát khí thải của các chất này, chứ không chỉ tập trung vào việc giảm hàm lượng vi hạt PM 2.5 trong không khí. Nếu việc giảm phát thải được thực hiện cùng lúc theo mọi hướng thì điều này sẽ tác động tích cực đến môi trường. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tập trung vào việc giảm khói bụi thì thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề mới không dễ giải quyết, các nhà khoa học kết luận.