Còn một lý do nữa khiến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội đi vào lịch sử

© Ảnh : Doãn Tấn – TTXVNChủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un xuống tàu hỏa tại ga Đồng Đăng.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un xuống tàu hỏa tại ga Đồng Đăng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bất kể thực tế là nhiều người hồ nghi về kết quả cuộc gặp tại Hà Nội của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, không thể xem nhẹ hàng loạt hệ quả tích cực từ hội nghị thượng đỉnh này – chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét.

Một hệ quả trong đó là chuyến thăm hữu nghị chính thức của ông Kim Jong-un tới Việt Nam. Giả như không có cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ, làm sao biết chắc là nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên liệu có khi nào tới thăm Việt Nam hay chăng.

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam - Triều Tiên: Nâng mối quan hệ hai nước lên tầm cao mới

Thật sự khó đánh giá hết ý nghĩa của chuyến thăm này. Mặc dù CHDCND Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên công nhận Việt Nam DCCH vào năm 1950, nhưng quan hệ giữa hai nước XHCN châu Á phát triển không đều đặn. Có những khoảng thời gian cả hai nước đều rất gần gũi thân thiết với nhau: năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm CHDCND Triều Tiên, rồi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung thăm Việt Nam vào năm 1958 và 1964. Trong những tháng năm Việt Nam kháng chiến chống trả cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, Bình Nhưỡng đã cung cấp cho Hà Nội nhiều vũ khí và thiết bị quân sự, còn gửi các phi công (tổng cộng 90 người) sang Việt Nam cùng tham chiến anh dũng chống Mỹ. 14 công dân CHDCND Triều Tiên đã hy sinh trong cuộc chiến tranh này và như báo chí chứng nhận, phía Việt Nam luôn chăm sóc cẩn thận những nấm mồ liệt sĩ nước ngoài đó. Hiện hữu thực tế lịch sử không cần tranh cãi là dù về mặt khối lượng viện trợ của Bắc Triều Tiên cho cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam nhỏ hơn nhiều lần so với sự giúp đỡ mà Liên Xô và Trung Quốc cung cấp, nhưng cũng đã góp phần vào chiến thắng vẻ vang của Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Triều Tiên: Tuy đường xa nhưng lòng rất gần

Trong thời kỳ hậu chiến, quan hệ giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển, nhưng không mấy sôi nổi. Chỉ cần nêu kết quả kim ngạch thương mại giữa hai nước trong những năm 2000: không vượt quá 16 triệu USD. Năm 2007, CHDCND Triều Tiên đón tiếp Tổng Bí thư  BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam — ông Nông Đức Mạnh — sang thăm, nhưng sau đó không có chuyến thăm phúc đáp của người đứng đầu Bắc Triều Tiên. Chỉ đến bây giờ, trong tương quan tiến hành hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, thì nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un mới đến Việt Nam. Chuyến thăm của ông Kim diễn ra 55 năm sau sự kiện giao lưu với Việt Nam ở cấp độ tương tự là chuyến thăm của ông nội ông, Chủ tịch Kim Il-sung.

Hiển nhiên, chuyến công du chính thức của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tới Việt Nam đánh dấu mốc khởi đầu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước. Các quan chức Triều Tiên tuyên bố nguyên vọng đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, tương ứng với nhu cầu và tiềm năng của mỗi nước.

Cô gái Triều Tiên trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
TS. Lê Hồng Hiệp: Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên

Trong chuyến thăm này, ông Kim Jong-un và các thành viên phái đoàn Bắc Triều Tiên đã có dịp tận mắt thấy những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ hiện đại. Có lẽ thực tế sinh động Việt Nam sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy chính giới Bắc Triều Tiên thực hiện những bước đi nhất định để hiện đại hóa kinh tế và xã hội của nước mình. Theo tin đưa trên các phương tiện truyền thông, khi ở Hà Nội ông Kim Jong-un đã nói lên ý tưởng rằng  Bình Nhưỡng có thể xem Việt Nam như là một hình mẫu phát triển kinh tế. Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố tại Hà Nội rằng cả hai bên "cần tích cực xúc tiến hợp tác và trao đổi thường xuyên về kinh tế, khoa học-kỹ thuật, quốc phòng, các ngành văn hóa, thể thao, nghệ thuật, công tác xuất bản và những lĩnh vực khác, để đưa quan hệ hợp tác lên tầm cao mới".

Hà Nội có thể hỗ trợ Bình Nhưỡng không chỉ bằng việc chia sẻ những kinh nghiệm quý trong sự nghiệp cải tổ, mà Việt Nam còn có thể hướng đầu tư vào nền kinh tế của CHDCND Triều Tiên, giúp đào tạo chuyên gia và hậu thuẫn cho Bình Nhưỡng trên mặt trận ngoại giao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала