Nhà phân tích chính trị nói về lý do Trump mở rộng các biện pháp trừng phạt chống Nga

© AP Photo / Evan VucciDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia hạn các lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2014 vì tình hình ở Ukraina. Nhà phân tích chính trị Vladimir Slatinov trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik bày tỏ ý kiến cho biết việc mở rộng các biện pháp trừng phạt là mang tính biểu tượng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia hạn các lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2014 vì tình hình ở Ukraina, dịch vụ báo chí của Nhà Trắng cho biết. Thông báo gửi tới Quốc hội nói rằng các lệnh trừng phạt do Barack Obama áp đặt sẽ tiếp tục sau ngày 6 tháng 3 thêm một năm nữa.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Donald Trump gia hạn lệnh trừng phạt chống lại Nga
Theo Tổng thống Mỹ, hành động của Nga đe dọa an ninh và ổn định của Ukraina. Ngoài ra, theo ông, các quyết định quyền lực của chính phủ Nga là mối hiểm họa và cực đoan đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại nước Mỹ.

Tiến sĩ Khoa học Chính trị Vladimir Slatinov trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik lưu ý rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đã được dự kiến từ trước.

«Liên quan đến các biện pháp trừng phạt và quan hệ với Nga, có sự đồng thuận về nguyên tắc trong chính giới Mỹ, mà ông Trump khó lòng vượt ra khỏi ranh giới này. Do đó có một nghịch lý: cả hai phía dân chủ và cộng hòa trong giới tinh hoa nước Mỹ thường chia rẽ trước các quyết định của thời Obama, và ngày hôm nay không có cách nào thoát khỏi sự đồng thuận này ", Vladimir Slatinov nói.

Theo ông, các biện pháp trừng phạt đã thể hiện sự kém hiệu quả và việc gia hạn có khả năng mang tính biểu tượng nhiều hơn.

«Liệu chính sách của Nga có thay đổi sau khi áp dụng chế tài và hành vi của các chính trị gia Nga xuất hiện trong danh sách trừng phạt cá nhân có gì thay đổi không? Các lệnh trừng phạt có tính chất tượng trưng và được thiết kế để cho thấy quan điểm và cách tiếp cận của Washington không có gì thay đổi — không hơn không kém», Vladimir Slatinov kết luận.

Quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây đã xấu đi vì tình hình ở Ukraina và Crưm, một lần nữa trở thành khu vực thuộc Nga sau cuộc trưng cầu dân ý. Các nước phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào các vấn đề của Ukraina và áp đặt các biện pháp trừng phạt. Moskva trả lời lại, liên tục bác bỏ mọi cáo buộc và tuyên bố nói chuyện với họ bằng ngôn ngữ trừng phạt là phản tác dụng. Gần đây, ở phương Tây, ngày càng có nhiều ý kiến về sự cần thiết phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала