"Một động thái sai lầm từ bên này hay bên kia đều có thể phá hỏng toàn bộ ngôi nhà đã dày công xây dựng", - Ankit Panda, chuyên viên nghiên cứu trong Đề án Phát triển Chiến lược Quốc phòng của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ nhận định như vậy trong bài viết dành cho South China Morning Post.
Ngay từ trước cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo, các nhà phân tích đã khẳng định rằng Bình Nhưỡng đã khôi phục hai chủ thể lớn của chương trình tên lửa và hạt nhân mà họ đã tháo dỡ năm ngoái trong khuôn khổ các thỏa thuận đạt được ở Singapore. Theo tác giả bài báo, Hà Nội nói chung ghi dấu nỗi hổ thẹn cả của hai vị Trump và Kim. Tất nhiên, đối với một nhà quan sát bên ngoài, những rủi ro trong cuộc gặp tiếp theo của ông Kim với người đứng đầu Nhà Trắng là không rõ ràng, nhưng ngay cả trong toàn bộ hệ thống quyền uy độc đoán toàn trị ở Bắc Triều Tiên vẫn có chính sách nội bộ của mình. Và một số nhân vật có ảnh hưởng trong nước rõ ràng không mấy thích cố gắng của nhà lãnh đạo trẻ - muốn từ bỏ chương trình hạt nhân mà theo họ là thiên về có lợi cho Hoa Kỳ. Không ngẫu nhiên khi một nhà ngoại giao cấp cao của Bắc Triều Tiên nhấn mạnh rằng, xuất phát lên đường tới cuộc gặp gần đây với Trump, ông Kim Jong-un đã phớt lờ “hàng ngàn kiến nghị” từ “quân đội, nhân dân, công nhân và công chức làm việc trong ngành công nghiệp quân sự".
Bây giờ, theo lời chuyên gia Ankita Panda, đang tiềm ẩn mối đe dọa rằng ông Kim dù sao vẫn sẽ đi theo “con đường khác” theo cách bí ẩn mà ông đã nhắc trong thông điệp Năm Mới hôm 1 tháng Giêng. Các nhà phân tích phân hóa trong việc giải thích và dự đoán. Một số người cho rằng “con đường khác” có nghĩa là trở lại các cuộc thử nghiệm tên lửa và sự khiêu khích. Những người khác cho rằng lời nói của ông Kim chỉ ra “mối đe dọa địa chính trị ít rõ ràng hơn” dưới dạng tích cực xích gần Trung Quốc. Nhưng quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã tràn ngập sự hoài nghi, - tác giả nhắc nhở. Mặc dù ông Kim gặp ông Tập thường xuyên hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác trên thế giới, và sau Singapore, việc đầu tiên mà nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên làm là thông báo về kết quả cho đồng minh Trung Quốc, thì sau cuộc gặp tại Hà Nội cho đến nay các nhà lãnh đạo Triều-Trung vẫn không gặp nhau.
Đồng thời, đáng chú ý là sau cuộc gặp gần nhất với Trump trong truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên, ngày càng thường thấy những tài liệu tham khảo về Nga, mà theo lời các nhà báo, là nước chia sẻ với CHDCND Triều Tiên “mục tiêu chung về chống lại sự can thiệp và áp lực của nước ngoài để bảo vệ chủ quyền của mình”.
Và mặc dù ông Kim sẽ chỉ gặp riêng ông Putin, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiểu rõ rằng tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây đang mở ra cơ hội cho Bình Nhưỡng. Chính quyền Bắc Triều Tiên đang ngày càng thường xuyên tổ chức các sự kiện chung với các đồng nghiệp Nga, còn hồi mùa thu năm ngoái, trong dịp lễ hội kỷ niệm 70 năm thành lập CHDCND Triều Tiên, tờ báo quốc gia “Nodon Sinmun” của nước này đã đăng trên trang nhất bài viết của Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Valentina Matvienko, trong khi bài của đại diện Trung Quốc nằm ở trang thứ tư.
Như tác giả Ankit Panda kết luận, trong bối cảnh hiện nay, chẳng nên ngạc nhiên về sự xích gần của Bình Nhưỡng và Matxcơva. Và dù Nga-Triều không phải là một liên minh toàn diện, nhưng rõ ràng ông Kim nghiêm túc trong chủ trương củng cố làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Nga – “và trong tất cả những điều này Hoa Kỳ phải trả giá”.