Tướng Nguyễn Chí Vịnh: "Việt Nam nói là làm!"

© Ảnh : VGP/Tuấn DũngThứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ trên VGP rằng: Đặc trưng nổi bật của đối ngoại quốc phòng trong những năm qua là tăng cường lòng tin của các quốc gia trên thế giới đối với Việt Nam bởi khi chúng ta đã nói là chúng ta thực tâm và khi đã nói là chúng ta làm.

Cách đây 6 năm, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế - văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Quán triệt Nghị quyết số 22-NQ/TW, Chính phủ ban hành chương trình hành động và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế gồm: Ban Chỉ đạo liên ngành về chính trị, an ninh, quốc phòng; Ban Chỉ đạo liên ngành về kinh tế; Ban Chỉ đạo liên ngành về văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo.

Các sĩ quan Mỹ trên tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn giúp Việt Nam xây dựng năng lực trên biển

Báo Điện tử Chính phủ có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh về kết quả quá trình triển khai Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị trong lĩnh vực hội nhập quốc tế về quốc phòng trong những năm qua.

Xin Thứ trưởng cho biết những điển nhấn trong quan hệ quốc phòng giữa nước ta với các nước từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Có thể nói công tác hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta trong những năm qua có những bước phát triển vượt bậc. Từ những năm 2000, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình về hội nhập quốc tế. Trong đó, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về tăng cường hội nhập quốc tế trong tình hình mới được ban hành trong bối cảnh thế giới có những biến đổi sâu sắc, các nước lớn hoạch định ra những chiến lược mới nhằm tối ưu hóa lợi ích trong quan hệ quốc tế.

Bản thân sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kết hợp với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ quốc phòng an ninh cũng có nhiều vấn đề mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiễn Tổng thống Mỹ Donald Trump.  - Sputnik Việt Nam
"Mỹ muốn thấy một Việt Nam hùng mạnh"

Trong bối cảnh đó, có thể nói Nghị quyết 22 mang lại luồng gió mới, thúc đẩy hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu trên nhiều lĩnh vực rộng lớn hơn trên cơ sở nguyên tắc tối thượng là lợi ích quốc gia dân tộc, gắn liền với lợi ích của khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở Nghị quyết 22, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đẩy mạnh hợp tác quốc phòng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và xây dựng môi trường thuận lợi cho phát triển.

Cụ thể, Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác quốc phòng song phương với các nước, trong đó đặc biệt tập trung vào các nước láng giềng là Trung Quốc, Lào, Campuchia mà ưu tiên hàng đầu là tập trung vào đối ngoại biên giới để cùng xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Việt Nam cũng đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước lớn, các nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và một số nước khác.

Với ASEAN, chúng ta tăng cường tham gia vào ASEAN trên cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc  phòng với từng nước ASEAN và các nước bạn bè truyền thống. Số lượng các quốc gia đặt quan hệ quốc phòng chính thức với Việt Nam từ sau năm 2013 tăng lên khoảng 30%.

CASA C-295MPA '16710' của Bồ Đào Nha - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam đẩy nhanh tiến độ mua máy bay vận tải mới?

Về hợp tác quốc phòng đa phương, chúng ta tiếp tục tham gia vào các diễn đàn đa phương về quốc phòng, trước hết là các diễn đàn đa phương của ASEAN, cụ thể là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn khu vực (ARF)… trên cơ sở đó mở ra cấu trúc quốc phòng mới, ví như chúng ta bắt đầu tiếp xúc và chuẩn bị đặt quan hệ hợp tác quốc phòng chính thức với EU trên cơ sở lợi ích chung của chúng ta với liên minh EU hay tham gia vào hợp tác gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc.

Có thể thấy, một trong những đặc trưng nổi bật của đối ngoại quốc phòng trong những năm qua là tăng cường lòng tin của các quốc gia trên thế giới đối với Việt Nam, từ đó để phục vụ cho các lĩnh vực đối ngoại khác cùng phát triển.

Như vậy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng không chỉ bó gọn trong khu vực, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Đúng vậy, hợp tác quốc phòng của chúng ta không bó gọn trong khu vực mà đã mở ra mang tính chất toàn cầu.

Đơn cử như trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, qua quá trình chuẩn bị, trong những năm qua, chúng ta đã đưa được nhiều lượt sĩ quan tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biên giới phía bắc của CHXHCN Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1979. Tỉnh Lang Son. Dân tản cư từ các tỉnh phía bắc Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh biên giới phía Bắc và kinh nghiệm quốc phòng cho Việt Nam

Năm 2018, chúng ta đã đưa được bệnh viện dã chiến cấp hai đầu tiên đi Nam Sudan và sắp tới sẽ đưa đội công binh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Đó là những bước đi thể hiện sự phát triển của đối ngoại quốc phòng sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22.

Đặc biệt, bạn bè quốc tế đánh giá thời gian chuẩn bị và triển khai bệnh viện dã chiến của Việt Nam là nhanh nhất so với các quốc gia khác nhờ sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ, ngành liên quan.

Trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác an ninh quốc phòng có vai trò đặc biệt quan trọng, có thể nói là lĩnh vực then chốt trong tổng thể hợp tác trên trụ cột chính trị, quốc phòng, an ninh.

Để tăng cường hợp tác ASEAN nói chung thì trước hết hợp tác quốc phòng phải tạo dựng lòng tin trong ASEAN; đồng thời tạo dựng diễn đàn, cấu trúc hợp tác với cùng một ý chí là bảo vệ hòa bình, bảo vệ luật pháp quốc tế và phản đối những hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, phương hại đến lợi ích của các nước ASEAN.

S-300PMU-1 Việt Nam - Sputnik Việt Nam
‘Rồng lửa’ S-300PMU1 Việt Nam để bắn mục tiêu tỷ đô vì sao chỉ mang 3 hoặc thậm chí 2 đạn?

Bên cạnh đó, hợp tác quốc phòng ASEAN không chỉ giới hạn trong ASEAN mà còn mở rộng ra với các quốc gia khác có lợi ích tại khu vực ASEAN.

Để đạt được điều đó, chúng ta phải có quan hệ tốt với từng nước ASEAN, tạo lòng tin với từng nước ASEAN và quan trọng là chúng ta phải chủ động đưa ra các sáng kiến, chính kiến để trước hết là bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc mình nhưng đồng thời củng cố lợi ích chung của ASEAN, song song với việc tuân thủ luật pháp quốc tế và được các quốc gia khác trên thế giới thừa nhận và ủng hộ.

Trong những năm vừa qua, chúng ta đã chủ động đề xuất và tích cực tham gia những sáng kiến về xây dựng các nhóm làm việc để đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, về vấn đề an ninh biển, an ninh mạng, rà phá bom mìn, gìn giữ hòa bình, quân y.

Hợp tác quốc phòng đa phương trong ASEAN ngày càng có tỉ lệ lớn hơn trong hợp tác chung của ASEAN, trở thành trụ cột để xây dựng lòng tin chung, mục đích chung của ASEAN về an ninh, hòa bình bởi chỉ khi có lòng tin và mục tiêu chung về hòa bình và an ninh thì mới có hòa bình, ổn định để chúng ta phát triển.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hội nghị an ninh quốc tế Moskva lần thứ V - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: “Bất luận hoàn cảnh nào cũng không để bất ngờ“

Tôi muốn nhấn mạnh rằng đối với các nước ASEAN, với đặc điểm, trình độ phát triển, nguồn lực của các nước rất khác nhau…, nhưng chúng ta luôn hết sức tôn trọng tất cả các nước; coi họ là những đối tác bình đẳng. Vì thế, Việt Nam tạo được lòng tin hết sức sâu sắc với bạn bè ASEAN bởi khi chúng ta đã nói là chúng ta thực tâm và khi đã nói là chúng ta làm.

Sau thành công của dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng, Việt Nam và Hoa Kỳ lại bắt tay vào việc xử lý dioxin ở điểm nóng ô nhiễm lớn nhất tại Việt Nam - sân bay Biên Hòa. Thứ trưởng có thể chia sẻ về nỗ lực này của Bộ Quốc phòng?

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Hợp tác quốc tế để khắc phục hậu quả chiến tranh là một trong những lĩnh vực đối ngoại đặc thù và được quan tâm đẩy mạnh trong những năm qua.

Có một sự trùng hợp là năm 2013, khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22, chúng ta bắt tay vào việc tẩy độc sân bay Đà Nẵng. Sau 5 năm thực hiện, chúng ta đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả dioxin tại sân bay Đà Nẵng vào năm 2018 và đưa toàn bộ khu đất đã xử lý dioxin tại Đà Nẵng vào phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Cuộc chiến rà phá bom mìn còn nhiều cam go.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần hơn 100 năm để làm sạch bom mìn

Cách đây 2 ngày, chúng ta đã khởi động dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa với tổng kinh phí lớn hơn nhiều lần so với sây bay Đà Nẵng và chúng ta đủ cơ sở để tin tưởng dự án sẽ thành công.

Điều tôi muốn nhấn mạnh là các dự án tẩy độc dioxin mang lại lợi ích hết sức thiết thực cho người dân địa phương liên quan, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cuộc sống, tương lai của người dân trong khu vực bị ô nhiễm.

Ví như ở Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), quá trình khảo và triển khai đều nhận được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương vì nhân dân nhận thức được việc tẩy độc dioxin mang lại lợi ích thiết thực người dân địa phương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала