Tiếp tục lấy ý kiến về tăng tuổi hưu và thêm ngày nghỉ lễ trong năm

© Ảnh : vgpPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung xây dựng Đề án có chất lượng, định hướng giải pháp rõ ràng cho lâu dài
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung xây dựng Đề án có chất lượng, định hướng giải pháp rõ ràng cho lâu dài - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Zing - Bộ Lao động đang hoàn thiện dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) để trình Quốc hội. Trong đó, 6 vấn đề còn cần tiếp tục xin ý kiến và thảo luận sâu hơn.

Chiều 2/5, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã cùng các bộ, ngành họp cho ý kiến về việc sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012.

Theo dự kiến, bộ luật này sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận vào kỳ họp thứ 7 và thông qua vào kỳ họp thứ 8 (cuối 2019).

Nhiều bất cập trong Bộ luật Lao động hiện hành
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết Bộ luật Lao động hiện hành có nhiều bất cập, vướng mắc về hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc, kỷ luật lao động...

Bên cạnh đó, khoảng thời gian soạn thảo Bộ luật Lao động 2012 trùng với thời gian soạn thảo Hiến pháp 2013 nên có nhiều nội dung mà văn bản này chưa thể hiện hết các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Cô gái Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chính thức đề xuất thêm một ngày nghỉ lễ 27-7

Do đó, từ 2013, Chính phủ đã có nhiều kiến nghị gửi tới Quốc hội về các vướng mắc trong quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động. Vì thế, Bộ luật này được quyết định sẽ sửa đổi toàn diện.

Tiếp tục xin ý kiến 6 vấn đề dù đã hết hiệu lực thời gian

Hiện Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đang hoàn thiện dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) để trình Quốc hội nhưng còn 6 vấn đề cần tiếp tục xin ý kiến và thảo luận sâu sắc hơn.

Thứ nhất, mở rộng khung thoả thuận về làm thêm giờ tối đa.

Sau khi tham khảo kinh nghiệm của các nước và nhu cầu của người lao động, chủ doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo đề xuất mở rộng khung thoả thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt từ 300 giờ/năm (theo quy định hiện hành) lên 400 giờ/năm.

Thứ hai, để điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trình 2 phương án.

Phương án một là từ 1/1/2021, tăng tuổi nghỉ hưu thêm 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2 là từ 1/1/2021 tăng tuổi nghỉ hưu thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi.

Theo cơ quan soạn thảo, mục tiêu chung là tiến tới quy định tuổi nghỉ hưu nam - nữ bằng nhau, nhưng trước mắt là lộ trình thu hẹp tuổi hưu nam nữ để tránh tác động tiêu cực khi điều chỉnh quá nhiều tuổi nghỉ hưu.

Ngoài ra, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần tránh gây sốc cho thị trường lao động, tác động tới tâm lý xã hội của người lao động và doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: "Dân nhất trí bổ sung quy định kỷ luật cán bộ nghỉ hưu"

Thứ ba, về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở để bảo đảm tuân thủ các quy định của quốc tế, dự thảo có 3 Điều quy định 3 nội dung lớn về quyền của người lao động trong thành lập, gia nhập tổ chức đại diện; điều kiện với ban lãnh đạo và người đứng đầu tổ chức và tôn chỉ, mục đích, điều lệ của tổ chức. Chính phủ hướng dẫn cụ thể các nội dung trên bằng Nghị định.

Thứ tư, về thời gian nghỉ Tết Âm lịch, ngoài phương án giữ nguyên như hiện hành (nghỉ 5 ngày, nếu ngày nghỉ Tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào tuần kế tiếp), Bộ Lao động bổ sung phương án nữa là nghỉ 5 ngày, nếu trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động không được nghỉ bù.

Thứ năm, Bộ này đề nghị bổ sung một ngày nghỉ lễ là Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7 Dương lịch) để nhân dân, người lao động dành thời gian tham gia, tổ chức các hoạt động thiết thực tri ân các anh hùng, liệt sĩ và thân nhân.

Cuối cùng, cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung việc giao Chính phủ quy định thống nhất thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước. Thời gian làm việc dự kiến là 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ các bộ phận đặc biệt liên quan tới liên thông công việc và tiếp dân).

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tăng cường quản lý lao động tại địa phương

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tập hợp đầy đủ các ý kiến để bổ sung vào dự thảo, đồng thời tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi nhân dân, nhất là người lao động, các chuyên gia, nhà khoa học về các nội dung của Bộ luật mới.

Đặc biệt, cần có lập luận và lý giải rõ hơn về yêu cầu và tính phù hợp của khoảng cách tuổi hưu của nam và nữ theo phương án đã nêu đối với thị trường và tâm lý của xã hội; về cơ chế lương luỹ tiến đối với trường hợp làm thêm giờ; nghiên cứu, bổ sung phạm vi điều chỉnh của dự án về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động…

Bộ trưởng Lao động Đào Ngọc Dung cho biết sẽ tiếp tục nhận góp ý của xã hội đối với dự thảo ngay cả khi hết hiệu lực xin ý kiến theo quy định của pháp luật và sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan của Quốc hội trong soạn thảo, thẩm tra dự án Bộ Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh đánh giá cao quá trình soạn thảo của Chính phủ. Bà cho biết Ủy ban sẽ nhóm họp và cho ý kiến thẩm tra đối với dự án vào đầu tháng này để bảo đảm các nội dung liên quan, trình ra Quốc hội.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала