Việt Nam đang đi vào vết xe đổ của Mexico, nguy cơ thất nghiệp rất lớn

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNgười lao động Việt Nam
Người lao động Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo VNF, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2019 của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay đang tạo ra những rủi ro lớn trong tương lai.

Theo VEPR, trong hơn một thập kỷ qua, nhờ mô hình nhập khẩu để xuất khẩu phục vụ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng liên tục. Điều này giúp Việt Nam giải quyết việc làm, tăng dự trữ ngoại hối và cải thiện đời sống người dân.

Ùn tắc giao thông ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
GDP Việt Nam vượt Singapore: "Chỉ là con số, thu nhập của người Việt thấp hơn 20 lần của họ!"

Tuy nhiên, VEPR nhận định rằng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đang đi theo dấu chân của Mexico: trở thành trung tâm sản xuất của các công ty đa quốc gia nhưng thu nhập chính từ lương chứ không phát triển được năng lực công nghiệp nội địa.

Mô hình này của Việt Nam khác với mô hình từng được áp dụng bởi Đức, Nhật và các quốc gia thuộc nhóm 4 con hổ châu Á - các quốc gia này đã nâng cấp được năng lực công nghiệp nội địa.

“Mexico tới giờ vẫn không thành công: GDP tăng chậm dần, năng suất lao động không đổi, năng suất yếu tố tổng hợp âm.

“Với mức sống tăng lên, lợi thế lao động giá rẻ sẽ không còn trong tương lai. Làn sóng công việc gia công lắp ráp sẽ chảy ra nước ngoài, để lại nguy cơ thất nghiệp lớn cho Việt Nam”, báo cáo của VEPR viết.

Đánh giá về vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, VEPR nhận định Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu tích cực ở liên kết phía sau (các ngành máy tính, điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm, đồ uống, máy móc…).

TP Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam sẽ vượt Singapore vào 2029?
Những ngành của Việt Nam chủ yếu tham gia ở khâu trung nguồn của chuỗi giá trị, có đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu nhưng gia tăng giá trị nội địa thấp.

Điều này được giải thích bởi hai nguyên nhân: Việt Nam chuyên môn hóa ở khâu lắp ráp; các công ty nước ngoài đã thống trị kênh phân phối và marketing ở các ngành có liên kết cao.

Kịch bản tốt hơn cho Việt Nam, theo VEPR, là chiến lược gia công lắp ráp cần gắn với phát triển năng lực nội địa và nền tảng công nghệ quốc gia. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cấp toàn diện chuỗi giá trị bao gồm: nâng cấp sản phẩm, nâng cấp quy trình, nâng cấp chức năng.

Cũng theo đánh giá của VEPR, với mô hình tăng trưởng hiện tại và vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, rủi ro đối với nền kinh tế có thể diễn ra theo 2 kịch bản.

Đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Vay biến tướng vỡ trận cay đắng ở Trung Quốc chạy sang Việt Nam: Bài học về quản lý P2P?
Kịch bản thứ nhất là các công ty đa quốc gia có thể rời Việt Nam để tìm kiếm lực lượng lao động lành nghề, hoặc đặt các nhà máy sản xuất gần khách hàng.

Kịch bản thứ hai là các doanh nghiệp sẽ tự động hóa quá trình sản xuất, tạo ra lượng thất nghiệp đáng kể lao động có tay nghề thấp.

Rủi ro thứ nhất ít có khả năng xảy ra nhưng rủi ro thứ hai là khó tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, việc ưu tiên tập trung vào phát triển kĩ năng của lượng lao động rất quan trọng đối với Việt Nam.

“Chiến lược phát triển hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải mở rộng hơn nữa các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng và có nhiều việc làm hơn trước với hiệu ứng số nhân lớn và có các liên kết phía trước, phía sau với chính nền kinh tế nội địa”, VEPR khuyến nghị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала