“Chúng ta đang ở đỉnh cao của mâu thuẫn nguy hiểm”

© REUTERS / Jason LeeTrung Quốc và Hoa Kỳ
Trung Quốc và Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Truyền thông thế giới không ngớt bình luận báo cáo phân tích của tập đoàn tài chính Nhật Bản Nomura về hậu quả của cuộc thương chiến Mỹ-Trung đối với các nước thứ ba. Báo cáo tổng hợp dữ liệu thương mại trong năm của 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ quý I năm 2018 đến quý I năm 2019.

Việt Nam được coi là "thắng lợi tuyệt đối" trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc. Bởi vì, theo Nomura, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đạt 7,9%, tức là vượt xa “người thụ hưởng” thứ hai - Đài Loan – đến  2,1% và vượt nước thứ ba là Chile  1,5% về tăng trưởng GDP. Nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019, trong khi đó chỉ số tương tự từ Trung Quốc lại giảm 12%. Còn thêm một con số ấn tượng nữa là các khoản tín dụng hải ngoại.  Mức tăng vay của Việt Nam năm 2019 là 119%, mà theo các nhà phân tích, "là một điểm sáng trên thị trường tín dụng  ASEAN trong năm đầy khó khăn này". Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của kết quả rực rỡ như vậy là việc chuyển vốn tư bản sản xuất ra khỏi  ​​Trung Quốc và phân phối lại chuỗi thương mại trong bối cảnh thương chiến Trung-Mỹ. Tổng thống Hoa Kỳ Trump cho rằng mức thuế với hàng Trung Quốc và những hàng hóa khác càng cao, thì sẽ càng nhiều công ty quay trở lại Hoa Kỳ. Nhưng hiện thời các doanh nhân mới chỉ vội vã chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang nơi khác, và một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất là Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Việt Nam: Đại chiến thương mại với Trung Quốc, "nước Mỹ vẫn vĩ đại như cũ"

Dường như mọi thứ đang tiến triển tuyệt hảo. Thế nhưng không phải tất cả các chính khách và chuyên gia đều chia sẻ tâm thế lạc quan về những lợi ích xa hơn của Việt Nam. Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint-Peterburg (SPIEF 2019), ông Nguyễn Văn Bình  Ủy viên BCT, Trưởng ban Kinh tế của BCH TƯ Đảng CSVN đã nói về hệ quả tích cực nhưng ngắn ngủi từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung đối với Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, GS Nguyễn Quang Thuấn Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết:

“Song hành cùng với lợi ích lớn đối với Việt Nam nhờ có sự thay thế hàng Trung Quốc bằng hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ, cuộc đối đầu giữa hai cường quốc đang mang cả những rủi ro lớn cho chúng tôi. Để tránh mức thuế cao của Mỹ, Trung Quốc dự định chuyển và đang bắt đầu chuyển nhiều cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Nhưng Việt Nam chưa sẵn sàng và không muốn tiếp nhận vào lãnh thổ nước mình dây chuyền sản xuất với công nghệ lạc hậu và gây thiệt hại lớn cho môi trường. Nếu xem xét vấn đề trên bình diện kinh tế vĩ mô, thì năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt 106 tỷ USD, đây là con số cao nhất trong lịch sử giao thương. Những vấn đề trong nền kinh tế Trung Quốc do chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ gây ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế Trung-Việt và sự sa sút kim ngạch hàng hóa giữa hai nước sẽ giáng đòn không phải là vào người tiêu dùng Việt Nam, mà là vào khối sản xuất”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy lá cờ Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thương chiến Mỹ - Trung: Việt Nam hưởng lợi lớn nhất và sự hài lòng của ông Trump

Thất bại của những cuộc đàm phán Mỹ-Trung mới đây cho thấy không có lý do gì để hy vọng sớm kết thúc đối đầu. Và, tất nhiên, thương chiến mang rủi ro cho nền kinh tế Trung Quốc, làm chậm sự phát triển của khối công nghệ, - GS Sergei Luzyanin, Giám đốc Viện Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét.  Nhưng với lượng dự trữ vàng ngoại hối khổng lồ, quan hệ đối tác công-tư khá phát triển của nền kinh tế Trung Quốc có thể trụ được cả khi  nhịp độ tăng trưởng sụt giảm xuống còn 5-5,5% GDP mỗi năm. Hiện tại  cuộc đối đầu kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang chuyển mạnh sang địa hạt chính trị. Người Trung Quốc cho rằng khi đòi hỏi ngừng trợ cấp cho doanh nghiệp Nhà nước và tăng bảo vệ sở hữu trí tuệ bằng cách đưa ra những đạo luật đặc biệt, người Mỹ đã "vượt ranh giới".

“Chúng ta hiện giờ đang ở đỉnh điểm mâu thuẫn chính trị-kinh tế nguy hiểm của hai cường quốc, hai nền kinh tế khổng lồ của thế giới…Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh giành vị thế thống lĩnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trước đây, Hoa Kỳ đã lôi kéo các nước trong khu vực này nhờ mở cửa thị trường khổng lồ và giàu có của mình. Nhưng việc Washington ra khỏi TPP cho thấy rằng khả năng này đã cạn kiệt, và thậm chí mở cửa thị trường rộng hơn sẽ đồng nghĩa với sự cáo chung của ngành công nghiệp Mỹ. Cách thức mà Trung Quốc dùng để chinh phục khu vực là nhờ vào đầu tư, tài trợ, các dự án quy mô. Hoa Kỳ đang thua Trung Quốc ở mặt này, nhưng đồng thời lại tiến hành chiến dịch tuyên truyền chống Trung Quốc ráo riết và thành công, cũng như thực hiện  trò chơi ngoại giao lớn về tạo lập khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trên cơ sở những nền dân chủ hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, bỏ Trung Quốc ở lại bên ngoài cơ cấu này. Theo quan điểm của tôi, trong những điều kiện như vậy thì nhiệm vụ của Việt Nam cũng  như các nước Đông Nam Á khác là duy trì ổn định chính trị nội bộ đồng thời tham gia nhiều hơn vào các sàn giao lưu quốc tế và tăng cường quan hệ với các nước khác nhau”,  - GS Dmitry Mosyakov lãnh đạo Trung tâm Đông Nam Á, châu Úc  và châu Đại Dương từ Viện Nghiên cứu Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) chia sẻ ý kiến với Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала