Hơn nữa, chúng ta thường lặp đi lặp lại sai lầm khi quan hệ với những ai giống y như người tình cũ của mình trước đây.
Suốt đời chỉ yêu một típ người
Mười năm trước, các nhà khoa học tại Đại học Toronto (Canada) đã thuyết phục được 159 người đàn ông và 173 phụ nữ kể về đời sống cá nhân và những phẩm chất của bạn tình mà họ thấy hấp dẫn. Sau đó, trong chín năm, tất cả những người tham gia nghiên cứu mỗi năm một lần báo cáo về những gì đang xảy ra trên mặt trận yêu đương của họ - mối quan hệ mà họ kể lần trước có được duy trì hay đã xuất đối tác mới. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của một bảng câu hỏi đặc biệt, các nhà khoa học đã soạn chân dung tâm lý của các tình nguyện viên và nửa thứ hai của họ.
Phân tích kết quả cho thấy, như một quy luật, người ta thường chọn đối tác có trình độ học vấn và đặc điểm tính cách tương đương. Nhưng điều thú vị nhất: các đối tác mới mô tả bản thân họ hầu như gần giống như những người trước đó. Nói cách khác, bấp chấp kinh nghiệm tình yêu mà họ đã trải qua mà nghiên cứu không chỉ rõ là tích cực hay tiêu cực, các tình nguyện viên tiếp tục chọn những người rất giống với người yêu cũ của họ. Những người có chỉ độ vượt trội và cởi mở ít xử sự như vậy với những trải nghiệm mới.
Theo các tác giả nghiên cứu, mọi người đều có tầm nhìn riêng về những đặc điểm tính tình và ngoại hình mà nửa thứ hai lý tưởng cần có. Để quan hệ lãng mạn mới diễn ra tốt đẹp, họ lại tìm kiếm người phù hợp nhất với những tiêu chí này và do đó, họ thích một người giống như đối tác cũ.
Chọn bạn đời theo hình ảnh bố mẹ
Patrick Bateson, giáo sư dân tộc học tại Đại học Cambridge cho biết, hình tượng đối tác lãng mạn được hình thành từ thời thơ ấu và cha mẹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến điều này. Do đó, con gái của những người cha già thường kết hôn với những người đàn ông lớn tuổi hơn họ, và những đứa trẻ từ các cuộc hôn nhân đa chủng tộc sẽ lập gia đình với con cái những người cùng chủng tộc.
Ngoài ra, người mẹ sẽ ảnh hưởng đến việc con cái bước vào quan hệ yêu đương bao nhiêu lần. Vấn đề không chỉ là tính tình. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu dữ liệu của hơn 7000 người, trong ba mươi năm liền những người này kể chi tiết về cuộc sống cá nhân của mình. Hóa ra số lượng đối tác của con cái họ có liên quan trực tiếp đến chỉ số này ở các bà mẹ.
Các nhà khoa học cho rằng con cái sao chép các kỹ năng giao tiếp của mẹ và áp dụng các đặc điểm tính tình khiến bà ít nhiều hấp dẫn đối với các đối tác tiềm năng. Ví dụ, nếu một người phụ nữ dễ bị trầm cảm và vì điều này, bà phải trải qua những khó khăn với người khác giới, hành vi tương tự cũng quan sát thấy ở con trai và con gái của bà.
Nhìn mình ta thấy như thể đang soi gương
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bằng cách chọn đối tác, chúng ta cố gắng tìm một người gần gũi nhất có thể với mình, cả ngoại hình lẫn hành vi. Vì vậy, những người bị rối loạn tâm thần có xu hướng lập gia đình với những người có cùng chẩn đoán. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, tự kỷ, tâm thần phân liệt và nghiện ma túy. Và thông thường, một trong các đối tác góp phần phát hiện bệnh ở người kia.
Đối với những người lành mạnh, họ thường tìm kiếm một người có cùng mức độ thông minh để quan hệ lãng mạn. Các nhà nghiên cứu của Anh và Hà Lan, nghiên cứu bộ gen của 1600 cặp, đã xác định mức độ hiệu quả học tập ở trường và đại học bằng kết hợp các gen. Hóa ra phần lớn các chỉ số của những đôi vợ chồng này là tương đương như nhau. Hơn nữa, điều này là điển hình cho các cặp vợ chồng cùng địa phương, cùng học với nhau và hoặc quen nhau khi đã trưởng thành.
Việc nhiều cặp vợ chồng có cùng trình độ học vấn từ lâu đã được coi là kết quả của thái độ văn hóa xã hội. Nhưng có vẻ là di truyền cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn này.