Việt Nam sẽ đáp trả như thế nào cho lời cáo buộc của Trump?

© AP Photo / Alex BrandonDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua là kinh tế. Và đây cũng là chủ đề chính trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Tờ Financial Times, một trong những tờ báo hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, kinh tế trên thế giới, đăng tải hai bài về sự phát triển thành công của nền kinh tế Việt Nam. Một bài cho biết về động lực mà cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mang lại cho Việt Nam. Các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho rằng, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 2% trong ba năm tới nếu cuộc đối đầu Mỹ-Trung tiếp diễn, và điều này xảy ra trong bối cảnh xuất khẩu của các nước ASEAN khác, ví dụ như Singapore và Malaysia, đang giảm mạnh.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Donald Trump sẽ tuyên bố chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?

Và một bài khác trên tờ Financial Times giới thiệu với độc giả câu chuyện về sự thành công của người đàn ông giàu nhất Việt Nam - Phạm Nhật Vượng, và hành trình từ khởi nghiệp của ông. Phạm Nhật Vượng là người sáng lập và chủ tịch của Tập đoàn Vingroup, một trong những tập đoàn lớn nhất của Việt Nam. Hôm nay, người Việt có thể sống ở Vinhomes, gửi con cái họ đến Vinschool, đi nghỉ tại một khu nghỉ dưỡng ở Vinpearl và sạc xe tay ga điện VinFast của họ tại VinMart. Bài báo trích dẫn ý kiến của bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch của Vingroup cho biết rằng, tập đoàn có uy tín rất cao, vì thế bất kỳ sản phẩm nào của Vingroup thường bán rất chạy.

Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài thu hút sự chú ý đến lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Việt Nam. Tạp chí Nikkei Asian Review viết rằng, trước khi đến dự Hội nghị thượng đỉnh G20, trong cuộc phỏng vấn của Fox Business Network, Tổng thống Trump đã nói: "Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc". Hoa Kỳ giám sát Việt Nam như một kẻ “thao túng tiền tệ” tiềm năng và thậm chí có thể tăng thuế đối với hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi Mỹ bày tỏ sự không hài lòng với Việt Nam, Liên minh châu Âu đang chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại tự do với nước này vào ngày cuối tháng 6, và sẽ xóa bỏ gần như tất cả các thuế nhập khẩu trong thương mại giữa EU và Việt Nam, theo Quartz.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đến sân bay quốc tế Kansai, Osaka dự Hội nghị G20 - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: khách mời đặc biệt có triển vọng trở thành một thành viên G20

Việt Nam là một thị trường phát triển năng động và đầy hứa hẹn cho hơn 95 triệu người tiêu dùng, và cả hai bên đều có nhiều lợi ích từ việc củng cố quan hệ thương mại. Ngoài những lợi ích kinh tế rõ ràng, thỏa thuận này cũng nhằm thúc đẩy và bảo đảm quyền con người, bảo vệ môi trường và quyền của người lao động, EU News trích dẫn ý kiến của các nhà lãnh đạo EU. Theo các chuyên gia, thỏa thuận này có thể được coi là phản ứng của Việt Nam đối với chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ. Nikkei Asian Review viết rằng, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng đã biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sắt thép lớn nhất ở Đông Nam Á. Nhưng, cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung có thể dẫn đến việc các sản phẩm thép giá rẻ từ Trung Quốc sẽ ngập tràn thị trường Việt Nam và dẫn đến giảm giá, điều này sẽ ngăn cản sự phát triển của ngành thép của Việt Nam.

Tờ báo Nga Epigraph đưa tin về cuộc triển lãm đa ngành quốc tế "Vietnam-Expo-Siberia" với sự tham gia của khoảng 40 công ty hàng đầu từ Việt Nam và Nga giới thiệu những phát triển và công nghệ mới cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала