HP, Dell và Microsoft tính chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

© AP Photo / Elise AmendolaHewlett-Packard
Hewlett-Packard - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hàng loạt “ông lớn” trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng đang cân nhắc chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Một loạt hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn - gồm HP, Dell, Microsoft và Amazon - đang cân nhắc chuyển một phần lớn hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc - tờ Nikkei Asian Review dẫn nguồn thạo tin cho hay.

iPhone - Sputnik Việt Nam
Nhiều công ty chạy khỏi Trung Quốc: Apple sẽ sản xuất iPhone tại Việt Nam?

Sự rút lui của các hãng này, đi cùng xu hướng gia tăng của các doanh nghiệp nước ngoài chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, có thể đe dọa vị thế là "công xưởng" thiết bị công nghệ toàn cầu của nước này.

Theo nguồn tin của Nikkei, HP và Dell, nhà sản xuất máy tính cá nhân (PC) lớn nhất và lớn thứ ba thế giới, cùng nhau kiểm soát khoảng 40% thị trường PC toàn cầu, đang có ý định chuyển 30% hoạt động sản xuất máy tính notebook khỏi Trung Quốc.

Microsoft, Google, Amazon, Sony and Nintendo cân nhắc chuyển một phần sản xuất máy chơi game và loa thông minh (smart speaker) khỏi Trung Quốc. Các hãng sản xuất máy tính hàng đầu khác như Lenovo, Acer, Asustek… cũng đang xem xét kế hoạch tương tự.

Kế hoạch trên của các hãng công nghệ lớn, với nguyên do là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, không hề bị gác lại sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đạt thỏa thuận "đình chiến" và nối lại đàm phán. Nhiều nguồn tin nói rằng các doanh nghiệp cảm thấy tình hình còn quá bấp bênh. Ngoài ra, chi phí gia tăng ở Trung Quốc cũng khiến các nhà sản xuất đi tìm lựa chọn khác.

Apple - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm sản xuất của Apple

Tháng trước, Nikkei đưa tin Apple đang cân nhắc ảnh hưởng chi phí của việc chuyển 30% hoạt động sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) khỏi Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà sản xuất máy chủ, thiết bị mạng, linh kiện điện tử… cũng đang rút bớt sản xuất khỏi Trung Quốc, thường là theo đề nghị của khác hàng Mỹ.

Làn sóng dịch chuyển này sẽ là một đòn giáng mạnh vào xuất khẩu hàng điện tử của Trung Quốc, lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đã kéo dài nhiều thập kỷ của nước này. Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất thế giới các sản phẩm máy tính cá nhân và smartphone.

Theo công ty cung cấp dữ liệu Trung Quốc Qianzhan, tổng xuất-nhập khẩu của ngành điện tử nước này tăng 136 lần, đạt 1,35 nghìn tỷ USD vào năm 2017, từ mức chỉ 10 tỷ USD vào năm 1991.

Tuy nhiên, nhiều hãng công nghệ có hoạt động sản xuất ở Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, trong đó ông Trump áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và dọa áp thuế lên nốt 300 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ mỗi năm.

Các nhà sản xuất máy chủ trung tâm dữ liệu như Quanta Computer và Foxconn Technologyand Inventec đều đã chuyển một phần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đài Loan, Mexico và Czech.

May hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Vì sao nhiều “đại gia” may mặc lớn của thế giới không còn mặn mà với Việt Nam?

Năm ngoái, HP và Dell bán ra khoảng 70 triệu máy notebook trên toàn cầu. Hai hãng này sản xuất notebook chủ yếu ở hai thành phố Trùng Khánh và Côn Sơn của Trung Quốc. Với doanh số 160 triệu máy trên toàn cầu, notebook là thiết bị điện tử tiêu dùng lớn thứ nhì về doanh số sau smartphone - thiết bị có doanh số 1,4 tỷ đơn vị sản phẩm.

Nguồn tin nói với Nikkei rằng HP dự định chuyển 20-30% hoạt động sản xuất notebook khỏi Trung Quốc. Công ty này đang xem xét xây dựng chuỗi cung ứng mới ở Thái Lan và Đài Loan, và việc dịch chuyển có thể bắt đầu ngay từ quý 3 năm nay.

Dell thì đã thử nghiệm sản xuất notebook ở Đài Loan, Philippines..., nguồn thạo tin cho hay.

Trong khi đó, Amazon - nhà sản xuất sách điện tử Kindle và trợ lý kỹ thuật số Echo - và hãng game Nintendo đang xem xét chọn Việt Nam. Microsoft tính dịch chuyển tới Thái Lan hoặc Indonesia - theo các nguồn tin.

Acer và Asustek đều đã xác nhận với Nikkei về việc đang xem xét khả năng chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала