Nghị sĩ của Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền, Chủ tịch Ủy ban Quốc hội về Quốc phòng, Ismet Yılmaz cho rằng các tổ hợp S-400 sẽ đóng góp lớn cho việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng tôi tin rằng việc mua hệ thống phòng thủ này sẽ đóng góp đáng kể cho sự phát triển tiềm năng quốc phòng của đất nước chúng tôi. Mục tiêu chính của chúng tôi là đảm bảo an ninh cho lãnh thổ, biên giới của chúng tôi và các hệ thống được mua sẽ được sử dụng nhằm cho mục đích này”,- ông nói.
Nghị sĩ đại biểu quốc hội của JDP, Celalettin Güvenç, Chủ tịch Ủy ban nghị viện về các vấn đề chính trị nội bộ, khi bình luận về việc giao S-400, nhấn mạnh rằng:
“Với từng bước trong chính sách đối ngoại, Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện vị thế của một quốc gia có chủ quyền trước cộng đồng thế giới”. Về các biện pháp trừng phạt có thể đối với Thổ Nhĩ Kỳ từ phía Hoa Kỳ, Güvenç lưu ý rằng "vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua con đường tiến hành đàm phán với phía Mỹ".
Nghị sĩ AKP Hasan Turan cũng nhấn mạnh sự độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực chính trị và kinh tế, và chỉ ra rằng các hệ thống S-400 mới nhận sẽ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ khỏi các cuộc tấn công và đe dọa có thể.
“Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống S-400 sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự, tất nhiên sẽ làm ai đó mất ngủ. Nhưng phải hiểu rõ rằng các hệ thống này mang tính chất phòng thủ, chứ không phải tấn công. Chúng sẽ được sử dụng để chống lại các yếu tố đe dọa không phận của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định cúi đầu trước các mối đe dọa và việc giao nhận S-400 đã một lần nữa chứng minh điều này. Nhiệm vụ chính đầu tiên của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ là bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của chúng tôi trước mọi mối đe dọa và nguy hiểm”, ông nhấn mạnh.
Chủ tịch phe Công lý và Phát triển (AKP) trong nghị viện Naci Bostancı, khi trả lời câu hỏi về hành động có thể của Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp lệnh trừng phạt do Washington áp đặt vì việc cung cấp S-400, đã cho biết:
“Chúng ta sẽ xem sự kiện phát triển như thế nào trong tương lai. Tôi tin rằng sẽ không có những động thái quyết định trong vấn đề này. Vấn đề là các quyết định phải hợp lý và mang định hướng thực tế. Rốt cuộc, vấn đề không phải là quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống phòng không, bản chất nằm ở chỗ: chiến lược cạnh tranh về hệ thống vũ khí sẽ được tiến hành như thế nào trên quy mô toàn cầu. Tính đến điều này, rõ ràng sáng kiến áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ là không phù hợp với logic của thị trường tự do và chiến lược tiến hành cạnh tranh, như đã tuyên bố, áp dụng cho tất cả “người chơi” toàn cầu. Chúng ta không được quên rằng nỗ lực xây dựng một chiến lược kinh tế bằng việc sử dụng các công cụ áp lực và vũ lực, đồng thời cố gắng có được một sáng kiến trong lĩnh vực kinh tế, có nghĩa là làm suy yếu tiềm lực kinh tế và tài nguyên. Về vấn đề này, cá nhân tôi không mong đợi sự áp đặt biện pháp trừng phạt từ phía Hoa Kỳ”, ông nói.
Sĩ quan Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nghỉ hưu Mesut Hakkı Caşin lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách mua S-400 của Nga, đã đưa ra một thông điệp quan trọng tới toàn bộ cộng đồng thế giới:
“Bằng cách này, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện vị thế chiến lược của mình trong trật tự thế giới mới nổi lên và nhấn mạnh rằng dự định tuân theo chính sách đa cực trong quan hệ quốc tế”, ông nói.
Caşin cũng lưu ý rằng quyết định mua S-400 không mang tính chính trị, nhưng xuất phát từ nguyên nhân do nhu cầu cấp bách của đất nước trong lĩnh vực quốc phòng.
“Khi mua S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được lợi thế đáng kể trong lĩnh vực phòng không. Đây là một điểm rất quan trọng. Ông Erdogan đã tuyên bố nhiệm vụ ưu tiên trong lĩnh vực hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ, và ông Putin đã xác nhận điều này. Do đó, đã thực hiện một bước đối với sự phát triển tích cực và đa dạng hơn nữa trong hợp tác của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”, ông nhấn mạnh.