Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á năm 2019

© AFP 2023 / Romeo GacadAsian Development Bank (ADB)
Asian Development Bank (ADB) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau một thập kỷ, Việt Nam là nền kinh tế “tăng trưởng nhanh nhất thế giới”. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn gây bất ngờ với kết quả tăng trưởng kinh tế vô cùng ấn tượng.

Đây là nhận định được Ngân hàng Châu Á ADB công bố sáng nay, 18/7.

Ngân hàng châu Á dự báo gì về tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

Theo ADB, dù căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia nhưng Việt Nam vẫn là một trong những “ngư ông đắc lợi” trong thương chiến và theo đó có thể duy trì đà tăng trưởng nhẹ.

Khẩu hiệu Đảng Cộng sản Việt Nam trên đường phố thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam “chạy” đúng kịch bản

Trong ấn bản bổ sung cho báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) được công bố vào tháng trước, ADB dự báo Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm nay.

Theo đó, tăng tăng trưởng của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 vào khoảng 6,8% dù nền nông nghiệp nước này chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và dịch tả lợn châu Phi.

Việt Nam vẫn ưu tiên, tập trung duy trì đà tăng trưởng công nghiệp mạnh mẽ, phát triển sản xuất, dù có nhiều ngành có dấu hiệu chững lại từ nửa cuối 2018.

Theo đánh giá của ADB: Yếu tố quan trọng giúp duy trì đà tăng trưởng của Việt Nam chính là “lực hút FDI”, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 27% trong suốt 5 tháng đầu năm 2019.

Do vậy, ngân hàng châu Á dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2019 sẽ vào khoảng mức 6,8% và năm 2020 giảm không đáng kể với mức ước tính là 6,7%, không khác biệt với dự báo được công bố trước đây của ADO.

Theo báo cáo đưa ra, ADB vẫn giữ mức dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển là 5,7% trong năm 2019 và 5,6% trong năm 2020, không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4. Các tỉ lệ tăng trưởng này giảm nhẹ so với mức 5,9% trong năm 2018.

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng thế nào?

ADB giữ nguyên dự đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở các mức 6,3% năm 2019 và 6,1% năm 2020, sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tăng trưởng chậm lại còn 6,2% trong quý 2 này và cho rằng sự hỗ trợ về mặt chính sách có thể giúp Trung Quốc bù đắp nhu cầu trong nước và ngoài nước suy yếu.

 May hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tại Công ty TNHH may Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.  - Sputnik Việt Nam
Với EVFTA, Việt Nam sẽ là "thiên đường" cho các nhà đầu tư quốc tế

Về khu vực Đông Nam Á, ADB dự báo triển vọng của kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng 4,8% năm 2019 và 4,9% năm 2020, so với các mức 4,9% và 5% đưa ra hồi tháng Tư vừa qua.

Theo dự báo, không chỉ nền kinh tế Việt Nam bị đánh giá là “dễ tổn thương” trước nguy cơ hệ lụy của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hầu hết các quốc gia đều phải chịu các tác động nhất định đến triển vọng tăng trưởng. Dù chính quyền Donald Trump đã có nhiều động thái “làm hòa với Trung Quốc”, dấu hiệu đình chiến vào cuối tháng 6 vừa qua cho phép nối lại nhiều kênh đàm phán thương mại, nhưng rõ ràng, hồi kết của cuộc chiến hiện vẫn chưa xác định.

“Ngay cả khi xung đột thương mại tiếp diễn, khu vực này vẫn sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ dù có giảm nhẹ. Tuy nhiên, cho tới khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận, sự bất ổn vẫn sẽ tiếp tục phủ bóng lên triển vọng của khu vực”, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB Yasuyuki Sawada nhận định.

IMF dự báo gì về tăng trưởng GDP Việt Nam?

Trong báo cáo mới đây về kinh tế Việt Nam, IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến giảm về mức 6,5% năm 2019 và tiếp tục duy trì tốc độ này trong năm sau.

Nhà máy dệt Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bất ngờ đổ vốn đầu tư mạnh vào Việt Nam: Đừng vội mừng! Phải rất thận trọng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế này thấp hơn mức kế hoạch Quốc hội đề ra là từ 6,6% - 6,8%.

Lạm phát được dự báo ở mức 3,6% trong năm nay và gia tăng lên mức 3,8% vào năm 2020.

Trong số các dự báo được những tổ chức quốc tế đưa ra cho kinh tế Việt Nam, IMF có phần thận trọng nhất khi tăng trưởng dự kiến thấp hơn mức kế hoạch đề ra.

Sau một thập kỷ, nền kinh tế Việt Nam “tăng trưởng nhanh nhất thế giới”?

Phát biểu trước báo giới trước đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết:

 "Sau 11 năm, Việt Nam mới đạt được mức tăng trưởng kinh tế 7,08%, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội giao là 6,7%. Đây là kết quả từ điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, của mỗi người công nhân và nông dân".

Việc nền kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động trong năm 2018 và nửa đầu 2019, đặc biệt là xung đột thương mại giữa các nước lớn, xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, gian lận thương mại, cùng với việc FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) liên tiếp tăng nhiều lần lãi suất đẩy đổng USD tăng giá, lãi suất trung và dài hạn trên thị trường thế giới tăng đã tác động lớn đến sản xuất, xuất khẩu của các nước, kể cả Việt Nam.

Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Người Việt mua ô tô ngoại nhập tăng

Trước tình hình đó, với “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Chính phủ Việt Nam đã lãnh đạo, chri đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương, thực hiện tập trung, đồng bộ hiệu quả, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Kết thúc năm 2018, kinh tế — xã hội Việt Nam có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt mức "kỷ lục" 7,08%.

"Nhờ đó, quy mô kinh tế năm nay là 5,5 triệu tỷ đồng, tương đương 240,5 tỷ USD, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người đạt xấp xỉ 2.600 USD/người/năm, tăng gần 200 USD so với năm ngoái", Phó Thủ tướng cho hay.

Về năng suất lao động, Việt Nam có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Năng suất lao động toàn nền kinh tế đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD, cao hơn gần 6% so với năm 2017.

Phó thủ tướng Việt Nam khẳng định:

"Có lẽ đây là lần đầu tiên sau hơn 10 năm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gấp đôi chỉ số lạm phát, do đó mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 càng có ý nghĩa. Đã có những ý kiến cho rằng Chính phủ nên nới lỏng chỉ số lạm phát, nhưng nhìn vào thực tế tôi cho rằng việc nới lỏng là không thuyết phục khi mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ là bài học của Việt Nam vào thời điểm trước đây hay hiện nay và cả nhiều năm tới nữa".

Ông Ousmane Dione — Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam — trong bản tin cuối năm "Âm vang Việt Nam" cũng nhấn mạnh:

 "Năm 2018 là một năm tốt đẹp với Việt Nam. Tuy nhiên, con đường của năm 2019 còn nhiều "mây mờ giăng lối", bởi khi đã trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới thì Việt Nam cũng dễ bị tổn thương do những biến động, nhất là khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang…", đòi hỏi Việt Nam phải bản lĩnh, khôn ngoan và sáng suốt khi ra quyết sách.

Nền kinh tế Việt Nam có tăng trưởng bứt phá?

Tổng cục thống kê đã công bố vào cuối tháng 6 số liệu tăng trưởng trong nửa đầu năm 2019 của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,71%. Với kết quả này, cộng thêm việc sau khi tính toán lại, GDP quý I tăng trưởng 6,82%, chứ không phải chỉ là 6,79% như con số ước tính trước đó, thì tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,76%.

Ùn tắc giao thông ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Trước nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam đi theo hướng nào?

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng, Tổng cục thống kê rất lạc quan rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, tăng trưởng chậm lại, nhiều yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang ở thời kỳ “bất trắc cao” thì mức tăng trưởng như vậy là rất tích cực.

“Con số 6,76% tuy thấp hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2018, nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm từ 2011-2017. Kết quả này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ ban hành để thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; cũng như sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng”, ông Lâm nói.

Xu hướng là tích cực, tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất được đặt ra lúc này là, liệu cả năm, tăng trưởng GDP sẽ ở mức bao nhiêu, liệu có thể đạt được mục tiêu 6,8% hay không?

Ông Dương Mạnh Hùng Vụ trưởng Hệ thống tài khoản quốc gia thuộc Tổng Cục thống kê cũng đánh giá, mục tiêu này, thậm chí mức tăng trưởng 6,9% cũng vẫn “khả thi”. Bởi lẽ, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tuy không tăng nhanh bằng năm 2018, nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao.

“Các doanh nghiệp khá lạc quan về tình hình sản xuất - kinh doanh của mình. Theo kết quả khảo sát, có 83,5% doanh nghiệp chế biến, chế tạo đánh giá tình hình sản xuất - kinh doanh quý II khả quan hơn quý I và 88,6% tin là quý III hơn quý II”, ông Hùng kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала