Huawei có đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam?

© AFP 2023 / Str5G
5G - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Huawei có phải là mối đe dọa bảo mật an ninh quốc gia đối với Hà Nội? Nền kinh tế Việt Nam gắn liền với Trung Quốc nhưng Việt Nam sẽ không chừa bất kỳ cơ hội nào cho hoạt động “gián điệp”, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

NYT có bài bình luận về hoạt động của Tập đoàn Huawei tại Việt Nam cũng như những nỗ lực đáng ghi nhận của Viettel, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Việt Nam trong phát triển 5G và cơ sở hạ tầng phục vụ thông tin liên lạc.

“Toàn thế giới cần phải cẩn thận với Trung Quốc” và Huawei không phải ngoại lệ

Khi thế giới đang bị chia rẽ trong cuộc xung đột Hoa Kỳ-Trung Quốc, các công ty viễn thông tại Việt Nam dường như đang lặng lẽ tránh gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong kế hoạch phát triển 5G của họ.

Hình ảnh của một thành phố thông minh sử dụng hệ thống mạng 5G - Sputnik Việt Nam
Liệu áp lực lên Huawei có ảnh hưởng đến việc triển khai mạng 5G ở Trung Quốc ?

Các đồng minh của Mỹ như Anh và Đức đã báo hiệu rằng họ khó có thể ủng hộ nỗ lực của Washington trong việc ngăn chặn các quốc gia khác hợp tác với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc – Huawei, tập đoàn mà các quan chức Mỹ vẫn gọi là “con ngựa thành Troia” cho những kẻ lừa đảo ở Bắc Kinh. Úc đã cấm công ty xây dựng mạng điện thoại di động 5G thế hệ tiếp theo, mặc dù nền kinh tế của nước này phụ thuộc vào lòng ham muốn của Trung Quốc đối với tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, Hàn Quốc và Philippines đã chưa có bất kỳ động thái gì, bất chấp những xích mích trong quá khứ với Trung Quốc.

Và tiếp đó là Việt Nam. Thoạt nhìn, quốc gia đang phát triển nhanh này dường như là một khách hàng tự nhiên của Huawei. Nền kinh tế của Việt Nam gắn liền với Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà mạng di động hàng đầu của Việt Nam dường như đang ngăn Huawei thâm nhập vào kế hoạch 5G của họ.

Trên toàn thế giới, cuộc tấn công của chính quyền Trump vào công ty Trung Quốc đã biến việc mua thiết bị viễn thông từ quyết định kinh doanh thành vấn đề địa chính trị - một thử nghiệm về lòng trung thành đối với quốc gia của cả Washington lẫn Bắc Kinh.

Tại Đông Nam Á, nơi đã “thay da đổi thịt” phần lớn bằng tiền của Trung Quốc, Huawei được chào đón rộng rãi. Công ty đã mở một trạm thử nghiệm 5G tại Thái Lan trong năm nay. Bộ trưởng truyền thông Indonesia gần đây đã nói với Reuters rằng chính phủ không thể “hoang tưởng” về vấn đề Huawei, trong khi thủ tướng Malaysia nói rằng đất nước của ông sẽ sử dụng công ty công nghệ này càng nhiều càng tốt.

Điện thoại thông minh - Sputnik Việt Nam
Mạng di động 4G của Việt Nam nhanh đến đâu?

Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nhà mạng di động lớn đã nghiên cứu hợp tác về công nghệ 5G với Ericsson và Nokia, chứ không phải với Huawei. Viettel, tập đoàn lớn nhất trong số đó, không sử dụng thiết bị Huawei trong mạng 4G hiện tại, mặc dù vẫn sử dụng công nghệ Trung Quốc ở một số quốc gia khác, nơi các công ty con địa phương cung cấp dịch vụ 4G, bao gồm ở Campuchia, Lào và Peru.

Như Viettel đã tuyên bố, điều này không có nghĩa là công ty, do chính phủ Việt Nam sở hữu, đang cố tránh xa Huawei.

“Hà Nội chưa bao giờ cấm các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam sử dụng thiết bị Trung Quốc”, - Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel, cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Times.

“Điều đó có nghĩa là Viettel và Huawei vẫn có thể hợp tác vào một ngày nào đó, ông Thắng nói. Còn trong tương lai, chúng tôi không biết”.

Nhưng các chuyên gia kỳ vọng rằng các nhà mạng Việt Nam sẽ chọn cách an toàn thay vì mạo hiểm khi đặt bút ký một thỏa thuận thương mại về 5G. Trung Quốc và Việt Nam đã chiến đấu trong một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu cách đây 40 năm, và Hà Nội đã theo dõi một cách thận trọng khi sự giàu có và tham vọng quân sự của người láng giềng phương bắc không ngừng tăng lên kể từ đó.

“Toàn thế giới cần phải cẩn thận với Trung Quốc”, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam nói. Nếu một siêu cường như Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh mạng, thì dĩ nhiên Việt Nam cũng nên như thế.

VSMART - Sputnik Việt Nam
Chiếc điện thoại 5G “made in Vietnam” có gì đặc biệt?

Huawei từ lâu đã phủ nhận rằng họ nhận lệnh từ Bắc Kinh hoặc các sản phẩm của họ chứa rủi ro bảo mật.

“Việt Nam chưa phải là thị trường 4G lớn của Huawei và tham vọng của chúng tôi về 5G ở đó vẫn rất khiêm tốn”, Joe Kelly, người phát ngôn của công ty, nói.

Vùng phủ sóng internet di động đã tăng nhanh ở Việt Nam và chính phủ đang vội vàng phát triển mạng lưới của mình hơn nữa. Ngày nay, ngay cả các cộng đồng miền núi, ven biển và hải đảo xa xôi cũng có 4G. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cho biết họ muốn kết nối 5G sẵn sàng vào năm tới, hy vọng rằng internet tốc độ cao sẽ tạo ra cú hích cho sự phát triển kinh tế.

Nhưng những mối quan hệ không mấy tốt đẹp trong thời gian gần đây với Bắc Kinh có thể khiến các quan chức lo lắng về việc giao phó nhiệm vụ cho các công ty Trung Quốc. Mặc dù hai quốc gia trực tiếp kiểm duyệt và kiểm soát internet, nhưng hai bên vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết triệt để trong nhiều năm về lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.

Thay vào đó, Hà Nội đã thận trọng vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Washington. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và các công ty Trung Quốc đã mang lại nhiều cơ hội việc làm và vốn. Với vị trí địa lý được xem là “sân sau” của Trung Quốc, Việt Nam phải giữ người hàng xóm hùng mạnh của mình đủ gần, nhưng không được phép “quá gần”.

“Chúng tôi không thể nhấc, khiêng và mang đất nước đến một nơi khác”, GS Đỗ Tiến Sâm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Viện Hàn lâm Khoa học-xã hội Việt Nam, nói.

Và vì vậy, Hà Nội đã tán thành Sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh, một kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu khổng lồ. Nhưng họ không chính thức gắn nhãn bất kỳ dự án xây dựng mới nào là một phần của chương trình.

“Gần nhưng không quá thân” là chiến lược của Việt Nam đối với Huawei?

“Họ không muốn tạo cho Trung Quốc cái cớ để nổi giận”, ông Alexander L. Vuving, một chuyên gia về Việt Nam tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, nói. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính phủ Việt Nam phân biệt đối xử với người Trung Quốc sẽ được sử dụng như một cái cớ để Chính phủ Trung Quốc gây thêm áp lực đối với Việt Nam.

Ủy ban Kiểm tra T.Ư xác định vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, nhiều lãnh đạo Bộ TT-TT đã có vi phạm rất nghiêm trọng - Sputnik Việt Nam
CEO MobiFone: “Sẽ thử nghiệm 5G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh”

Mọi sự đều phải cẩn trọng.

Rất nhiều công ty công nghệ Trung Quốc hoạt động tích cực tại Việt Nam. Dọc các con phố đầy xe máy ở Hà Nội, các cửa hàng điện thoại di động quảng cáo những thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Vivo.

Đất nước này không phải lúc nào cũng cảnh giác với thiết bị viễn thông Huawei. Khi Viettel bắt đầu xây dựng mạng 3G cách đây một thập kỷ, họ đã ký thỏa thuận với Huawei và một nhà cung cấp khác của Trung Quốc – ZTE,theo công ty nghiên cứu thị trường TeleGeography.

Thanh Sơn Đặng, một đối tác ở Hà Nội tại công ty luật Baker McKenzie và là cựu nhân viên tư vấn pháp luật của Viettel, cho biết những điều khoản sửa đổi của luật Việt Nam trong ngành viễn thông đã gửi một tín hiệu rõ ràng cho các công ty rằng những ưu tiên của họ nên đặt ở đâu.

Trong bất kỳ quy định nào, chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh quốc gia, ông Đặng nói. Những bóng ma của các cuộc chiến tranh với Trung Quốc và phương Tây không bao giờ xa rời tâm trí người dân Việt, ông nói.

Huawei có thể không bị cấm chính thức tại Việt Nam, nhưng các quan chức ở đây đã và đang cố gắng hết sức để tránh nói về nó hay liên quan đến các hoạt động không rõ ràng của Tập đoàn này.

Tháng trước, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Thành Hưng đã đồng ý có cuộc phỏng vấn với The Times. Nhưng khi một phóng viên của Times đến Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoãn cuộc phỏng vấn liên tục trong suốt một tuần. Cuối cùng, không có cuộc phỏng vấn nào diễn ra. Bộ cũng từ chối trả lời các câu hỏi bằng văn bản.

Ông Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel, ban đầu tỏ ra cởi mở hơn khi gặp phóng viên của Times tại văn phòng công ty ở Hà Nội.

5G - Sputnik Việt Nam
EU mở cửa cho phép các công ty Trung Quốc tham gia mạng 5G

Viettel đã phát triển phần mềm và thiết bị của riêng mình trong nhiều năm, ông Thắng nói, và sử dụng 300 kỹ sư làm công việc nghiên cứu và phát triển. Họ đã thiết kế và sản xuất các trạm của riêng mình, nơi trao đổi tín hiệu vô tuyến với điện thoại di động và hệ thống máy tính của riêng họ để thanh toán cước cho khách hàng, ông nói.

Hầu hết các nhà mạng di động chỉ đơn giản mua những thứ này từ các nhà cung cấp bên ngoài như Ericsson hoặc Huawei. Ông Thắng cho biết Viettel đã triển khai khoảng 1.000 trạm 4G tự sản xuất trên khắp Việt Nam, Campuchia và các quốc gia khác.

Nhưng khi được hỏi liệu mục đích việc phát triển thiết bị cho riêng mình của Viettel có phải là để đảm bảo an ninh mạng hay không, ông Thắng trước tiên đã tham khảo ý kiến ​​bằng tiếng Việt với một nhân viên truyền thông của công ty, Lê Đức Anh Tuấn, người sau đó trả lời bằng tiếng Anh.

“Lý do quan trọng nhất để Viettel phát triển thiết bị của riêng mình, ông Tuấn cho biết, là nhờ vậy họ có thể đáp ứng nhanh hơn khi khách hàng thay đổi nhu cầu. An ninh không phải là yếu tố chính”, ông nói.

Khi được hỏi tại sao Viettel không sử dụng Huawei tại Việt Nam nhưng lại làm việc với những nhà cung cấp Trung Quốc ở đất nước khác, ông Tuấn cho biết các nhà sản xuất thiết bị đã cung cấp cho công ty nhiều loại giao dịch khác nhau ở mỗi quốc gia. Chúng tôi có nhiều đối tác, ông nói, và Viettel xem xét từng đối tác dựa trên giá trị mà họ mang lại.

Viettel khẳng định mạng 4G của Tập đoàn không "dính dáng" đến Huawei

Viettel khẳng định mạng 4G của họ đã triển khai tại Việt Nam sử dụng toàn bộ thiết bị được nhập khẩu từ các công ty châu Âu và thiết bị do chính Viettel sản xuất.

Công nghệ 5G - Sputnik Việt Nam
Viettel sử dụng điện thoại OPPO để thử nghiệm 5G đầu tiên ở Việt Nam

Hiện nay, Viettel đã đưa thiết bị hạ tầng mạng 4G vào lắp đặt tại Việt Nam và một số thị trường quốc tế. Viettel cũng đang triển khai nghiên cứu để sản xuất thiết bị hạ tầng mạng 5G.

Trong khi đó, trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Fan Jun, tổng giám đốc Huawei Việt Nam, không nói gì về việc có hay không có thiết bị Huawei trong hạ tầng mạng 3G, 4G của các nhà mạng Việt Nam. Thay vào đó, ông Fan Jun đánh giá cao việc Viettel tự sản xuất thiết bị cho hạ tầng mạng 5G.

“Tôi cũng đã thấy các báo cáo có liên quan, trong lĩnh vực kinh doanh và hợp tác và trao đổi. Tôi rất tôn trọng Viettel, một công ty giàu thực lực và tinh thần chuyên nghiệp. Hy vọng sau này chúng tôi có thể cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp 5G tại Việt Nam”, tổng giám đốc Huawei Việt Nam cho biết.

Vị lãnh đạo này đánh giá thị trường công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là khi các nhà mạng đã có định hướng phát triển mạng 5G.

“Sự phát triển của 5G đòi hỏi một sự cạnh tranh lành mạnh và môi trường kinh doanh tốt. Huawei sẵn sàng tăng cường trao đổi với các cơ quan quản lý của Chính phủ và các nhà khai thác mạng viễn thông, tích cực tham gia xây dựng 5G”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала