Ví dụ các chuyên gia của FAA đã không hiểu đầy đủ về cách thức hoạt động của hệ thống MCAS (Maneuvering Characteristics Augmentation System - Hệ thống tăng cường đặc tính cơ động).
Tính năng này, xuất hiện trong thế hệ máy bay Boeing 737 thứ tư, được thiết kế để ngăn chặn tình trạng mất cân bằng khi thất tốc và mũi chúi xuống thấp. Các lỗi trong hệ thống, theo các chuyên gia, có thể đã gây ra hai vụ tai nạn máy bay loại này ở Indonesia và ở Ethiopia.
Theo NYT, các chuyên gia Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ đã không tiến hành các thử nghiệm độc lập ở giai đoạn chứng nhận hệ thống do Boeing phát triển và không thu thập dữ liệu về hoạt động.
Ngoài ra, ở giai đoạn phát triển ban đầu, MCAS đã được giám sát bằng các chuyên gia FAA tương đối thiếu kinh nghiệm, và ở giai đoạn sau đó, trách nhiệm phê duyệt hệ thống hoàn toàn thuộc về công ty Boeing, mà họ cần phải chia sẻ dữ liệu thử nghiệm với FAA.
Do vậy các chuyên gia kiểm soát của FAA không biết về các vấn đề mà hệ thống gặp phải và cơ quan này đã chứng nhận cho phiên bản MCAS, dựa trên thông số của chỉ một cảm biến và có thể thay đổi hoàn toàn hướng mũi của máy bay, theo NYT.
Vụ tai nạn Boeing 737 MAX 8 tại Ethiopia
Vào sáng 10/03 máy bay Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Ethiopian Airlines đã gặp tai nạn gần thị trấn Debre-Zeit của Ethiopia khi đang trên đường bay từ Addis Ababa đến Kenya. Không ai sống sót trong vụ rơi máy bay chở 157 người. Trong số những người thiệt mạng có 22 nhân viên của Liên Hợp Quốc và các cấu trúc liên quan. Tổng cộng, trong số những người thiệt mạng có đại diện của 35 quốc gia, trong đó có ba người Nga.
Đây là vụ tai nạn thứ hai với dòng máy bay này trong 5 tháng qua: vào ngày 29 tháng 10 năm 2018, một chiếc máy bay cùng loại của hãng hàng không Lion Air bay từ Jakarta đến Sumatra đã lao xuống biển Indonesia, khiến tổng cộng 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.