Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa tàu quay lại, xâm phạm chủ quyền biển đảo

© Ảnh : TTXVN phátNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: Yêu cầu Trung Quốc rút Tàu khảo sát Hải Dương 8 và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: Yêu cầu Trung Quốc rút Tàu khảo sát Hải Dương 8 và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bà Lê Thị Thu Hằng, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định, Việt Nam phản đối việc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa tàu quay lại vùng đặc quyền kinh tế EEZ

Chiều ngày 16/8, liên quan đến sự kiện nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại, tiếp tục xâm phạm thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Lê Thị Thu Hằng tuyên bố:

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Vụ nhóm tàu Haiyang Dizhi 8: Trung Quốc “ném đá dò đường”, Việt Nam khôn khéo giải quyết

“Theo thông tin của các cơ quan chức năng, ngày 13/8 tàu khảo sát Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế. Các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế”.

Như vậy, chỉ chưa đầy một tuần sau khi rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam, nhóm tàu Haiyang Dizhi Bahao (Hải Dương 8) của Trung Quốc lại quay trở lại tiếp tục các hoạt động phi pháp tại khu vực này từ hôm 13/8.

Tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) lần đầu tiên vào khu vực biển tranh chấp dưới sự hộ tống của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc vào tháng 7 nhằm thực hiện cuộc khảo sát địa chấn tại các vùng biển. Đến ngày 7/8, tàu thăm dò địa chất này đã rời Bãi Tư Chính đến cảng Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập) sau hơn một tháng căng thẳng diễn ra giữa các bên liên quan.

Việt Nam kêu gọi đối thoại, duy trì hòa bình trên Biển Đông

“Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bình luận việc Trung Quốc đưa vào SGK thông tin sai lệch về Biển Đông

Không chỉ riêng Việt Nam, cả khu vực ASEAN, Nhật Bản, Australia, EU và Mỹ đều đồng loạt lên tiếng chỉ trích thói hung hăng, hành vi ngang ngược, hành xử trái với pháp luật và công ước quốc tế của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự, tiến hành nhiều hoạt động gây căng thẳng ở Biển Đông ảnh hưởng đến ổn định, hòa bình trong khu vực. Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Ngị khẳng định hồi tháng trước rằng các vấn đề hàng hải liên quan đến Việt Nam không nên can thiệp vào quan hệ song phương.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала