“Một hội nghị thượng đỉnh như vậy cung cấp cơ hội thảo luận về những vấn đề chính sách đối ngoại mà chúng ta cần giải quyết. Nói chuyện với nhau tốt hơn nhiều so với nói về nhau, và G7 là một cơ hội tuyệt vời cho việc này”, - bà Merkel nói.
Vào ngày 20 tháng 8, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng việc Nga trở lại G8 là đúng đắn, vì nhiều chủ đề trong chương trình nghị sự của G8 liên quan đến Matxcơva. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng ủng hộ việc mời Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2020. Tuy nhiên, sau đó ông lưu ý rằng điều này chỉ có thể xảy ra sau khi giải quyết tình hình ở Ukraina.
Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitry Peskov, trả lời rằng Nga không coi việc trở lại G8 là mục tiêu tự thân và đang hợp tác với các nước trên các nền tảng khác.
Nhiều chuyên gia lưu ý rằng hiện tại định dạng G8 không còn là ưu tiên hàng đầu của Nga. Nếu trước đây việc tham gia G8 là một cách để hòa nhập với cộng đồng phương Tây, thì giờ đây định dạng này đã bị chuyển đổi và trở thành đơn giản là một nền tảng khác để tương tác với các cường quốc hàng đầu thế giới.
Liên bang Nga đã bị loại khỏi G8 (Canada, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý) vào năm 2014 sau khi Crưm sáp nhập với Nga.