Lầu Năm Góc nói Trung Quốc bắt nạt Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamBiển Đông
Biển Đông  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc dùng “chiến thuật bắt nạt” ở ngoài khơi vùng biển Việt Nam. Bắc Kinh liên tục có hành động chèn ép, gây áp lực và can thiệp trực tiếp đến hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông của Hà Nội.

Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc ‘bắt nạt’ Việt Nam

“Trung Quốc đang ngang nhiên can thiệp với loạt hành động mang tính chèn ép nhằm vào các hoạt động khai thác dầu khí ở vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông”, Lầu Năm Góc lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc đồng thời cáo buộc Bắc Kinh sử dụng “chiến thuật bắt nạt” nước láng giềng.

Hôm thứ Hai, ngày 26/8 (theo giờ địa phương), Bộ Quốc Phòng Mỹ đã ra tuyên bố lên án hành động đi ngược lại các tuyên bố của Bắc Kinh và luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi liên tục gây áp lực và can thiệp vào các hoạt động khai thác dầu khí mà Việt Nam đang tiến hành trên Biển Đông ngoài khơi, vùng biển thuộc chủ quyền của Hà Nội.

Thông cáo được đưa ra có tiêu đề “Trung Quốc không ngừng tăng cường áp bức nhằm vào hoạt động khai thác dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông”.

Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo

Theo dữ liệu được trang Web chuyên theo dõi tàu, cung cấp thông tin hành trình của các phương tiện di chuyển trên biển cung cấp: Một nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động phạm đến khu vực gần bờ biển ngoài khơi thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cả Hoa Kỳ và Australia đều đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với những hành động mang tính “gây hấn” của Trung Quốc tại khu vực có tranh chấp.

“Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vô cùng quan ngại trước việc Trung Quốc liên tục vi phạm trật tự, luật pháp quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tăng cường hành động can thiệp mang tính chèn ép nhằm vào các hoạt động khai thác dầu khí lâu đời của Việt Nam trên Biển Đông” - Lầu Năm Góc tuyên bố.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc quyết không công nhận phán quyết về Biển Đông

Lầu Năm Góc thẳng thắn chỉ trích hành động của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược với cam kết Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe), đưa ra gần đây trong bài phát biểu tại Singapore hồi tháng 6 vừa qua rằng “Trung Quốc luôn kiên định với con đường phát triển hòa bình”.

“Trung Quốc sẽ không chiếm được lòng tin của các nước láng giềng cũng như sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế nếu cứ duy trì các chiến thuật bắt nạt, o ép của mình”, Lầu Năm Góc tuyên bố.

Căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) lần đầu tiên tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ tháng 7, sau đó tiến hành cuộc điều tra địa chấn kéo dài nhiều tuần, gây nên cuộc đối đầu căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều nước trong khu vực và dư luận quốc tế cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh. Tuy nhiên, phát biểu gần đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng khẳng định, nhóm tàu của nước này chỉ đang làm “đúng phận sự” trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình.

Việt Nam, quốc gia có mối quan hệ ngày càng gần gũi với Washington đã nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh rút nhóm tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.

Reuters đánh giá: “Suốt hơn một tháng, những căng thẳng giữa các quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc trở thành “điểm nóng” tiềm tàng nhiều nguy cơ toàn cầu. Giữa Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều năm vẫn tồn tại nhiều tranh chấp chủ quyền đối với những vùng biển giàu tài nguyên, năng lượng và tuyến đường vận chuyển hàng hải quốc tế quan trọng trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tuyên bố hồi tháng trước rằng các vấn đề hàng hải liên quan đến những tranh chấp trên biển không nên can thiệp vào mối quan hệ hai nước.

Mỹ kiên định chính sách tự do hàng hải tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng lên tiếng chỉ trích các hành động của Trung Quốc là sự leo thang áp lực từ phía Bắc Kinh nhằm đe dọa các nước phải thực hiện yêu sách ngừng khai thác, phát triển tài nguyên trên Biển Đông.

“Mỹ quan ngại việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí lâu đời của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều này làm dấy lên nghi vấn về cam kết của Trung Quốc đối với việc giải quyết các tranh chấp hàng hải bằng con đường hòa bình, gồm cả tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/8 cho biết.

Trong thông cáo mà Bộ Quốc Phòng Mỹ vừa đưa ra hôm 26/8 khẳng định:

“Hoa Kỳ coi khu vực này là vùng biển tự do và cởi mở, nơi mà tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được đảm bảo chủ quyền của mình, không bị chèn ép, bắt nạt và có thể theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực được quốc tế thừa nhận”, Lầu Năm Góc kết luận.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của các đồng minh và đối tác của Washington nhằm duy trì tự do hàng hải và đảm bảo cơ hội kinh tế trên toàn khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu, ngừng đe dọa hòa bình ở Biển Đông

Tuyên bố của cơ quan quốc phòng Hoa Kỳ được đưa ra khi Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai tiên liệu một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau những “cử chỉ tích cực” từ phía Bắc Kinh, làm dịu căng thẳng trên thị trường toàn cầu, vốn đã bị xáo trộn quá nhiều bởi xung đột leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của Hà Nội sau khi nhóm tàu Trung Quốc đã quay trở lại vùng biển Việt Nam, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại Giao, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành vi vi phạm và rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam hiện vẫn đang theo dõi, thực thi pháp luật, bảo vệ chủ quyền, quyền chru quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Bà nhấn mạnh nguyên tắc xuyên suốt của Hà Nội trong giải quyết các tranh chấp không đáng có trên biển chính là bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế.

“Với quyết tâm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Một lần nữa, Việt Nam đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh trong khu vực, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982”, bà Lê Thị Thu Hằng nhắc lại.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала