Phong vũ biểu cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương
Hoa Kỳ từ lâu đã tổ chức các cuộc tập trận đa phương với các quốc gia Đông Nam Á, như “Sẵn sàng hợp tác và huấn luyện” (CARAT), hoặc “Huấn luyện và Hợp tác ở Đông Nam Á” (SEACAT). Nhưng trong vài năm qua, các nỗ lực liên tục đã được thực hiện để gia tăng mức độ phức tạp và mở rộng phạm vi tập trận. Quyết định tổ chức các cuộc tập trận này được đưa ra vào tháng 10 năm ngoái tại cuộc gặp không chính thức của người đứng đầu bộ quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis và 10 bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á tại Singapore, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 12 (ADMM) và ADMM-Plus lần thứ 5.
Theo các nhà quan sát quốc tế, những cuộc tập trận này là minh chứng cho việc tăng cường vai trò của Hoa Kỳ với tư cách là đối tác an ninh các nước Đông Nam Á. Washington tìm cách thiết lập quan hệ với các quốc gia này, như một phần trong chiến lược của mình, để tạo ra một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Bất chấp các mục đích tập trận đã nêu, hợp tác hàng hải của Mỹ với các nước ASEAN sẽ được coi là phong vũ biểu cạnh tranh về kỹ thuật của Washington và Bắc Kinh. Cần lưu ý rằng, tháng 10 năm 2018, trong khuôn khổ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và tin cậy lẫn nhau, các cuộc tập trận hải quân của các nước ASEAN và Trung Quốc đã được tổ chức. Sự chú ý đặc biệt sẽ tập trung vào các cuộc tập trận Mỹ-ASEAN sắp tới, sẽ diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang giữa Mỹ và Trung Quốc và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc do hoạt động của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chính sách của ASEAN về sự cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh
Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giáo sư Viktor Sumsky, người đứng đầu Trung tâm ASEAN tại Học viện Ngoại giao MGIMO của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết:
“Trong giai đoạn phát triển quan hệ quốc tế hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng là phát triển đối thủ chiến lược (theo định nghĩa của Hoa Kỳ) giữa Washington và Bắc Kinh. Cả hai bên đang cố gắng giành lấy ASEAN về phía mình, trong khi Hiệp hội vẫn trung thành với đường lối truyền thống: không ủng hộ lập trường của bên này hay bên kia, mà đứng lưng chừng ở giữa. Như vậy, các quốc gia Đông Nam Á sẽ tiến hành tập trận với nước này hay nước kia và cố gắng điều chỉnh sự cân bằng này. Họ không cần một cuộc xung đột công khai và gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong mọi trường hợp, điều đó mâu thuẫn với lợi ích của họ, nên họ né tránh điều đó. Vấn đề là ở chỗ, cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc càng gay gắt, ASEAN càng ít có cơ hội điều động thoải mái cho bản thân mình. Điều này cũng áp dụng cho Việt Nam, một trong những nước hàng đầu của ASEAN trong mô hình hành vi này".
Hậu quả của cuộc xung đột sẽ rất nghiêm trọng
Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc rất đặc biệt, vì các quốc gia này liên kết với nhau bởi một hệ thống xã hội chung và thực tiễn nhà nước lãnh đạo khác với những gì tồn tại ở đại đa số các quốc gia Đông Nam Á. Cuộc xung đột nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Việt Nam là không thể xảy ra công khai: đối với cả hai bên, cái giá phải trả sẽ là rất lớn - toàn bộ cấu trúc quản lý xã hội sẽ bị lung lay. Hậu quả của nó sẽ rất nghiêm trọng đối với Trung Quốc, Việt Nam và toàn khu vực. Bởi vì không có đầu tàu mạnh mẽ như Trung Quốc, không thể hình dung ra được bất kỳ vai trò hàng đầu nào của châu Á trong thế kỷ 21. Không có Việt Nam, với tư cách là một trong những thành viên hàng đầu của ASEAN, Hiệp hội sẽ không thể trở thành tổ chức như họ muốn, mà chỉ là một tổ chức chủ yếu trên danh nghĩa.
Vấn đề của khu vực hiện nay là: tới đây, chính sách cân bằng trước bờ vực xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra dưới hình thức nào và dẫn tới hậu quả gì. Đối với ASEAN, nếu Hiệp hội muốn đứng về phía Hoa Kỳ trong cuộc xung đột, ngay cả những phác thảo sơ qua về hậu quả cũng khiến cho một giả định như vậy không có khả năng xảy ra. Nhưng có một cảnh báo: trong tình huống cân bằng kéo dài trên bờ vực xung đột, không ai có thể biết tai nạn nào có thể xảy ra.
"Điều này là rất nguy hiểm, nhưng bạn phải chấp nhận thực tế rằng đây sẽ là một chủ đề rất dài hạn."
Lối thoát là không can thiệp
Một cách thoát khỏi tình huống có thể là lập trường của Nga trong khu vực Đông Nam Á. Một trong những yếu tố quan trọng là tuyên bố rất đơn giản: phải để cho các bên trực tiếp tham gia tranh chấp lãnh thổ đưa ra giải pháp và không can thiệp phải vào vấn đề này. Sau đó mọi thứ sẽ bình tĩnh và dễ đoán hơn, và họ sẽ có nhiều cơ hội hơn để tự thỏa thuận với nhau. Không nên cho rằng hợp tác với Hoa Kỳ sẽ củng cố vị thế của ASEAN, trên thực tế, mọi chuyenj gần như hoàn toàn ngược lại. Chuyên gia Nga cho rằng, sự hỗ trợ của Washington dành cho ASEAN khiến cho Trung Quốc càng trở nên không nhượng bộ.