Điều đó củng cố giả thiết rằng trên thế giới ngày càng nhiều người mắc chứng rối loạn tâm thần và các bệnh thần kinh, trong đó cả do thực trạng môi trường sinh thái.
Độc tố thần kinh lơ lửng trong không khí
Hai thập kỷ gần đây bộc lộ gia tăng mạnh số lượng những ca rối loạn tâm thần và tự kỷ. Điều này rất đáng lo ngại đồng thời đòi hỏi một lời giải thích để truy tìm căn nguyên.
Từ lâu các nhà khoa học đã nhận thấy rằng ở các đô thị lớn sầm uất thì tỷ lệ người mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn ở vùng nông thôn. Thực tế đó buộc phải lưu ý đến yếu tố chất lượng không khí.
Chẳng hạn, vào năm 2013, các nhà khoa học Mỹ đã phân tích dữ liệu về hơn 7.000 đứa trẻ sinh ra với rối loạn phổ tự kỷ, mà sản phụ là những người sống ở Los Angeles trong thời gian mang bầu. Chuyên gia đã nhập dữ liệu này vào bản đồ giám sát không khí và địa chỉ cư trú. Hóa ra ô nhiễm tầng ozone và các hạt độc hại dưới 2,5 micromet làm tăng rủi ro tự kỷ lên 12-15%. Còn nguy cơ bệnh tăng lên 9% khi bị nhiễm oxit và nitơ dioxit.
Rủi ro cao hơn với môi trường đô thị
Ở Trung Quốc, chất lượng không khí là vấn đề đặc biệt bức xúc. Một trong những nghiên cứu mới nhất được các nhà khoa học từ ĐHTH Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa công bố. Họ theo dõi khoảng 20.000 cư dân tại 25 tỉnh trên cả nước. Mọi người được yêu cầu tự đánh giá sức khỏe thần kinh của họ từ năm 2010 đến 2014: các nhà khoa học chú ý đến tần suất trầm cảm, căng thẳng, buồn rầu.
Đã xác minh được rằng hóa ra, hầu hết tất cả đều thấy sức khỏe tâm thần phụ thuộc vào khói bụi, có hằng hà sa số hạt độc tố siêu mịn (kích thước dưới 2,5 micromet) và sự dao động nhiệt độ ban ngày.
Để hoàn tất bức tranh ở Hoa Kỳ, các nhà khoa học cũng đánh giá sự góp mặt của những yếu tố xã hội như tiếp cận bảo hiểm y tế, thu nhập, mật độ dân số và nguồn gốc xuất thân (di truyền) - là người có tổ tiên từ châu Âu hoặc châu Phi, hay là người Mỹ bản địa.
Kết quả của Đan Mạch thì như sau: những người lớn lên ở vùng đất với không khí ô nhiễm cao nhất có nguy cơ rối loạn nhân cách hơn 162%, tâm thần phân liệt 148% và rối loạn lưỡng cực 29,4%. Và mặc dù không thể so sánh trực tiếp những kết quả này với tình hình nước Mỹ, nhưng nhịp độ như vậy rất đáng chú ý.
Vấn đề còn ở chỗ hiện tại chưa thể chứng minh rõ quan hệ nhân-quả giữa ô nhiễm không khí và rối loạn tâm thần, bởi còn quá nhiều yếu tố gây hại khác và căng thẳng bao quanh các cư dân đô thị. Về cơ chế của một kết nối như vậy, các tác giả nghiên cứu đưa ra ba giả thiết, cuối cùng dẫn đến stress oxy hóa trong tế bào não và tiếp đó, hệ quả là ức chế, gây tê liệt tử vong và phá hỏng vật liệu di truyền gen.