"Tôi nghĩ rằng đây là định dạng của châu Âu và nên giữ nguyên tính chất châu Âu",- ông Kizevetter nói khi nhận xét về sáng kiến mở rộng "định dạng Norman" với sự tham gia của Hoa Kỳ.
Ông cũng lưu ý rằng "tân tổng thống Ukraina đã có những bước tiến" để giải quyết xung đột.
"Ông ấy đã thay đổi lập trường của Ukraina. Và tôi hy vọng rằng Nga cũng sẽ hợp tác tốt hơn với Ukraina. Chúng tôi hy vọng cả hai bên sẽ tuân thủ thỏa thuận "định dạng Norman" cũng như tiến trình Minsk", - nguồn tin cho biết thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 với Sputnik, Thứ trưởng Ngoại giao LB Nga Grigory Karasin nói rằng Nga không phản đối các sáng kiến mở rộng "định dạng Norman" với sự tham gia của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, nhưng Pháp và Đức cũng phải đồng ý với điều này. Tạm thời chưa có niềm tin chắc chắn về vấn đề này.
Hôm thứ Ba, phát ngôn viên của tổng thống Dmitry Peskov nói rằng ý tưởng kết nối Hoa Kỳ vào "định dạng Norman" ở Ukraina không nhận được sự ủng hộ của những người tham gia. Ông lưu ý rằng, tuy nhiên Hoa Kỳ có thể sử dụng ảnh hưởng của mình ở Kiev để tạo điều kiện cho Ukraina thực hiện nhanh chóng các nghĩa vụ của mình theo các thỏa thuận Minsk.
Vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina đang được thảo luận tại các cuộc đàm phán ở nhiều định dạng khác nhau, đặc biệt là ở "định dạng Norman". Warsaw đề xuất chuyển các cuộc đàm phán sang “định dạng Geneva”, nghĩa là với sự tham gia của Hoa Kỳ và Ba Lan với tư cách là một quốc gia láng giềng Liên bang Nga và Ukraina. Tuy nhiên, các thỏa thuận ngừng bắn chỉ đạt được ở Minsk, trong các cuộc họp của nhóm liên lạc do Liên bang Nga và OSCE làm trung gian.