Báo cáo gửi Quốc hội về ô nhiễm của Hà Nội lấy số liệu từ năm 2005?

© Ảnh : Huy Hùng - TTXVNHà Nội vừa trải qua mấy cơm mưa nhưng bầu trời vẫn mờ mịt trong làn sương khói. Bầu không khí tại khu vực quận Cầu Giấy vào lúc 11h ngày 4/10/2019.
Hà Nội vừa trải qua mấy cơm mưa nhưng bầu trời vẫn mờ mịt trong làn sương khói. Bầu không khí tại khu vực quận Cầu Giấy vào lúc 11h ngày 4/10/2019. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thật bất ngờ, những số liệu “gần đây nhất” mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo trước Quốc hội về tình hình ô nhiễm môi trường tại Hà Nội là từ năm 2005.

Dẫn số liệu ô nhiễm môi trường từ báo chí 14 năm trước?

Báo cáo của Bộ Tư pháp chỉ ra rằng, từ năm 2011 đến nay, thành phố Hà Nội đã thu hút 8 dự án đầu tư xử lý rác thải, 06 dự án xử lý nước thải sinh hoạt từ nguồn vốn ODA, hợp đồng BT, BOT hoặc theo phương thức xã hội hóa.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng nêu một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thi hành Luật Thủ đô, trong đó có việc thực hiện điều 14 như sau:

“Quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô đã được ban hành, tuy nhiên, việc đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các làng nghề... phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải với công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu dẫn đến chi phí đầu tư cao. Ô nhiễm nguồn nước và không khí trên địa bàn Thành phố đang xảy ra khá phổ biến. Qua rà soát tại 21/30 quận, huyện, thị xã của Thành phố cho thấy đã có 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường”.

Theo đó, Chính phủ đánh giá, tốc độ đô thị hóa của thành phố Hà Nội càng diễn ra nhanh chóng bao nhiêu thì chất lượng môi trường đã và đang giảm sút nghiêm trọng.

Một phần khói từ những vụ đốt rơm rạ này bay vào nội thành, gây ra tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. - Sputnik Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo gì về tình trạng ô nhiễm môi trường với Thủ tướng?

Báo cáo nêu con số minh chứng như sau: “Thống kê gần đây nhất cho thấy mỗi năm môi trường không khí thành phố Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2”.

Cái thời điểm “gần đây nhất” ấy là khi nào? Kết quả cho thấy toàn bộ những số liệu này đã được công bố rộng rãi trên báo chí từ cuối năm 2005, 14 năm đã trôi qua, trước khi Luật thủ đô có hiệu lực 8 năm, ấy thế mà vẫn được sử dụng trong văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của chính phủ báo cáo với Quốc hội.

Có hay không việc sử dụng số liệu cũ, lấy từ báo chí, câu trả lời cần được cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, có thể dẫn chứng ra đây một vài thông tin đã được loạt báo đăng từ năm 2005. Cụ thể, trên Tuổi trẻ Online ngày 30.11.2005 có đoạn: “theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội, mỗi năm thành phố tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn khí CO từ hơn 400 cơ sở công nghiệp”.

Báo Nhân dân bản điện tử, ngày 17.9.2010 cũng có đoạn: “sau hàng loạt đợt quan trắc phối hợp giữa sở Khoa học – Công nghệ thành phố Hà Nội và Viện Hóa học, các nhà khoa học cho biết, mỗi năm, bầu không khí tiếp nhận 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2”. Sau 14 năm, kể từ 2005 đến 2019, toàn bộ những số liệu này hoàn toàn tương đồng với báo cáo của Chính phủ vừa được phát hành. Đây có phải điều ngẫu nhiên và trùng hợp đến thế?

Điều đáng nói ở đây là, các con số được dẫn trong báo cáo trên đều đã được công bố từ năm 2005 và báo chí Việt Nam đã đăng tải, đồng thời được dùng đi dùng lại trong nhiều báo cáo nghiên cứu suốt các năm qua.

“Không lẽ suốt 14 năm qua, Hà Nội không hề có cập nhật gì thêm về ô nhiễm, trong khi vấn đề này ngày càng trở thành mối quan tâm rất lớn của người dân?” Thanh niên đặt vấn đề.

Môi trường Hà Nội đang ngày càng ô nhiễm hay đã được cải thiện?

Báo cáo được hoàn thành ngày 19.7.2019 do chính Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng ký và gửi đến các vị ĐBQH.

Một số quy định về quản lý bảo vệ môi trường tại Điều 14 Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1.7.2013 nêu rõ:

“Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch. Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng sai chức năng, mục đích. Việc cải tạo sông, suối, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải phù hợp với quy định về kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một số quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội”, VnEconomy dẫn lại cho biết.

Theo báo cáo gửi Quốc hội tháng 7 vừa qua, kết quả thực hiện điều này chính là, trong giai đoạn từ năm 2016-2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và phê duyệt 32 báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc các loại hình giao thông, hạ tầng khu đô thị, xử lý chất thải và các dự án có sử dụng một phần diện tích nằm trong Vườn quốc gia Ba Vì, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu cho 4 cơ sở, 3 cơ sở sản xuất được Bộ cấp giấy chứng nhận túi nilon thân thiện với môi trường.

Khách du lịch quốc tế rất quan tâm đến hiện tượng bụi mịn, sương mù quang học gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
TP.HCM, Hà Nội ô nhiễm nặng, cách nào chống bụi mịn?

Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thủ đô. Tính đến nay đã nhận và chuyển 60 vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Thành phố (trong đó có 17/60 vụ đã có báo cáo các kết quả xử lý).

Theo báo cáo mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký: “Hiện nay, thành phố có 1.350 làng nghề với khoảng 290 làng nghề được công nhận, trong đó có 18 làng nghề nằm trong danh mục các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đã triển khai một số dự án đầu tư xử lý nước thải làng nghề quy mô lớn. Hà Nội có 18 khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó có 10 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động với diện tích 2.853 ha, 159 cụm công nghiệp với diện tích 3.204,31ha, trong đó có 43 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động”.  Còn theo đánh giá của Chính phủ, việc di dời các cơ sở sản xuất từ khu dân cư, làng nghề vào các cụm công nghiệp còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả.

Bộ trưởng Lê Thành Long nêu rõ: Thành phố đã tập trung triển khai nhiều chương trình, dự án, đề án nhằm từng bước cải thiện môi trường thủ đô Hà Nội, đặc biệt là chương trình trồng 1 triệu cây xanh, việc triển khai dự án, đề án thử nghiệm nạo vét và xử lý nước sông, hồ đã đạt được những kết quả nhất định, chất lượng nước các hồ được cải thiện; hạ tầng kỹ thuật (chiếu sáng, cây xanh, đường dạo, vỉa hè) đã hoàn thiện hơn, môi trường từng bước được cải thiện.

Nhưng nếu làm một cuộc khảo sát ý kiến, có lẽ người dân Thủ đô Hà Nội sẽ khó mà đồng tình với quan điểm “Hà Nội đang cải thiện rõ rệt chất lượng nước và không khí, hay thủ đô không hề ô nhiễm, tình hình đã được cải thiện rõ rệt, người dân cứ an tâm về các vấn đề môi trường và sức khỏe”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала