Bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ?
Ngày 15/10, Công an quận 3 cho biết, lực lượng phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố Hồ Chí Minh điều tra làm rõ nguyên nhân một nữ Việt Kiều Mỹ, bà C.T.L. (59 tuổi, ngụ TP.HCM) tử vong khi căng da mặt ở bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam.
Theo điều tra sơ bộ, ngày 11/10, bà C.T.L. đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (quận 3, TP. HCM) để phẫu thuật căng da mặt. Theo bác sĩ, dựa trên kết quả thăm khám ban đầu, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng đã từng được bơm silicone vùng mặt.
Sau khi thực hiện căng da mặt, sức khỏe bà L. vẫn bình thường. Tuy nhiên, đến 21 giờ cùng ngày bệnh nhân bắt đầu khó thở, tím tái (người phụ nữ, bệnh nhân bắt đầu khó thở).
Nhận thấy tình hình bất ổn, Thẩm mỹ viện Kangnam đã liên hệ Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM để hỗ trợ và chuyển nữ Việt Kiều sang khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy. Lúc này, bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng, mất hết phản xạ, da nổi bông tím toàn thân, thở máy, ngưng tim.
Khi được chuyển đến BV Chợ Rẫy, bệnh nhân được điều trị tại Khoa Hồi Sức cấp cứu và được bác sĩ cho dùng vận mạch liều cao, tích cực điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nặng, ngưng tim ngoại viện và tử vong tối hôm 14/10. Theo nhận định ban đầu của các bác sĩ, bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ.
Sau sự cố, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam vẫn hoạt động bình thường. Bác sĩ phụ trách ca phẫu thuật căng da mặt cho nạn nhân tạm đang tạm ngưng công việc để phối hợp cùng cơ quan chức năng điều tra.
Phía Sở Y tế TPHCM cũng cho biết đã nắm được thông tin vụ việc. Lãnh đạo Sở Y tế TP. HCM nói: “Hiện Sở Y tế đang phối hợp với Phòng Y tế Quận 3, Bệnh viện 115, Bệnh viện Chợ Rẫy để điều tra, xác minh vụ việc”.
Tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam trong 5 năm gần đây
Những năm gần đây, châu Á nổi lên là khu vực phát triển ngành công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ nhất, dẫn đầu Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay ngành thẩm mỹ lớn dần, nhu cầu làm đẹp của người dân cũng ngày càng tăng. Hiện, Việt Nam có khoảng 400 phòng khám, 36 khoa tạo hình thẩm mỹ tại các bệnh viện và 25 bệnh viện thẩm mỹ.
Theo thông tin của Bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á, tỷ lệ phẫu thuật thẩm mỹ ở phụ nữ dưới 25 tuổi ít hơn nhóm phụ nữ từ 35 – 45 tuổi (9,6%) trong năm 2013. Đến năm 2018, con số này đã có sự thay đổi khi nhu cầu làm đẹp của phụ nữ độ tuổi trung niên không còn nhiều như những bạn gái trẻ trung dưới 25 tuổi. Lúc này sự cách biệt là 11,6%.
Trong khi đó nam giới ở lứa tuổi 25 – 35 tuổi trong năm 2013 có ít nhu cầu làm đẹp hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi năm 2018, lần lượt tỷ lệ thẩm mỹ là 9,6% và 16,8%.
Được biết, nâng mũi và cắt mí là 2 dịch vụ hàng đầu được rất nhiều khách hàng lựa chọn với tỷ lệ tương đối cao (30,8% và 27,9%). Tiếp theo đó là 2 giải pháp phẫu thuật vóc dáng: nâng ngực (18,3%) và hút mỡ (15,4%). Cuối cùng là dịch vụ căng da mặt với tỷ lệ cách biệt (7,7%).
Ông Koji Kanno, chuyên gia tại Bệnh viện Thẩm mỹ Đông Á cho biết: “Trong 1 – 3 năm tới, thay vì căng da và nâng ngực, rất có thể dịch vụ cấy mỡ tự thân sẽ tạo nên kỳ tích lớn”.