Việt Nam lần đầu tiên chế tạo vệ tinh radar

© Ảnh : Dân Trí Lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực”.
  Lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực”.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam dự kiến sẽ phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1 vào năm 2023. Đây được xem là một trong những kế hoạch tham vọng phát triển vệ tinh Made in Vietnam của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam”

Tại Hà Nội, ngày 18.10, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã tiến hành ký kết thực hiện gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực” thuộc Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Tham dự sự kiện quan trọng này có, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh và lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cùng đại diện các đối tác trong nước và Nhật Bản như Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nhật Bản tại Việt Nam ngài Umeda Kunio.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bay lên Việt Nam: Vệ tinh MicroDragon giúp nâng hạng về công nghệ vệ tinh

Dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam” được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2009, đây là dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư lớn nhất khoa học và công nghệ từ trước tới nay.

Mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đặt ra đối với dự án này chính là: “Góp phần nâng cấp và phát triển hệ thống cảnh báo và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, Phát triển cơ sở hạ tầng Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, từng bước phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ để tiến tới làm chủ công nghệ, tự sản xuất vệ tinh nhỏ quan sát trái đất riêng của Việt Nam theo mục tiêu đặt ra trong “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020” qua đó phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao liên quan tới công nghệ vũ trụ”, cổng thông tin điện tử Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết.

Phát biểu tại buổi lễ này, GS Châu Văn Minh bảy tỏ lòng biết ơn đến sự quan tâm, tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng với sự hỗ trợ của nhiều Bộ, Ban, ngành, Ủy ban Vũ trụ Việt Nam đối với dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nói riêng cũng như lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ vũ trụ của  Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói chung.

Vị Viện sĩ đồng thời cũng tỏ lòng biết ơn đến những nỗ lực, sự hỗ trợ hợp tác từ phía Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và các nhà thầu đã vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả ban đầu trong việc triển khai thực hiện dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam”.

Việt Nam chế tạo vệ tinh radar đầu tiên

Đại diện phía Nhật Bản, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Kunio Umeda cũng bày tỏ sự vui mừng khi trực tiếp chứng kiến lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực”, thuộc Dự án Trung Tâm Vũ trụ Việt Nam.

“Là một biểu tượng của quan hệ hợp tác Nhật – Việt và chắc chắn sẽ góp phần vào  tương lai của Việt Nam – gói thầu vệ tinh là dự án mà tôi luôn mong muốn triển khai thực hiện. Vệ tinh LOTUSat-1 là vệ tinh radar đầu tiên do Việt Nam sở hữu, sẽ góp phần ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên toàn lãnh thổ Việt Nam gồm cả trên biển. Tôi tin tưởng rằng vệ tinh này không chỉ đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam mà còn góp phần quan trọng vào sự ổn định và phồn vinh của toàn khu vực Đông Á”, Đại sứ Kunio Umeda khẳng định.

Mục tiêu của gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực” là phát triển và đưa vào sử dụng thành công vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1 sử dụng cảm biến radar có khẩu độ tổng hợp.

Theo thông tin được cung cấp, vệ tinh LOTUSat-1 có khả năng chụp ảnh trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó để giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Vệ tinh MicroDragon trong thử nghiệm của JAXA - Sputnik Việt Nam
Vệ tinh MicroDragon 'Made in Vietnam' phóng vào vũ trụ, thu hút truyền thông quốc tế

Mục đích kế tiếp của gói thầu chính là nhằm triển khai và đưa vào hoạt động hệ thống gồm Trạm mặt đất, Trung tâm điều hành vệ tinh, Trung tâm khai thác dữ liệu vệ tinh và hạ tầng công nghệ thông tin, đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao thông qua Khóa đào tạo vệ tinh nâng cao tại cơ sở chế tạo vệ tinh và Khóa đào tạo ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh.

Việt Nam dự kiến sẽ phóng vệ tinh LOTUSat-1vào năm 2023. Đây là sản phẩm do Tập đoàn NEC của Nhật Bản thiết kế và chế tạo. Tại cơ sở nhà máy sản xuất vệ tinh của NEC cũng đã diễn ra quá trình đào tạo và thực hiện chuyển giao công nghệ. Được biết, đây là dự án vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên được điều phối bởi một công ty Nhật Bản sử dụng vốn vay ODA theo điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP) từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

LOTUSat-1 là biểu tượng quan hệ Việt – Nhật?

Phát biểu tại lễ kí kết, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định:

“Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất” là dự án KH&CN trọng điểm của Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện “Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Vũ trụ đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là nền tảng quan trọng để phát triển lĩnh vực Công nghệ vũ trụ của Việt Nam sau năm 2020, đặc biệt trong việc ứng dụng phòng chống thảm họa thiên tai và chống biển đổi khí hậu”, VOV cho hay.
Tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản được phóng ngày 18/1 mang theo vệ tinh MicroDragon của Việt Nam. Ảnh: VNSC - Sputnik Việt Nam
Vệ tinh MicroDragon phát những tín hiệu đầu tiên về trái đất

Bộ trưởng khẳng định, việc hợp tác với phía Nhật Bản trong dự án công nghệ vũ trụ này là biểu tượng cho mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng, tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.

“Công nghệ cao, trong đó có công nghệ vũ trụ, được xác định là ưu tiên phát triển của ngành KH&CN của Việt Nam. Hiện nay, Bộ KH&CN đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết kết quả thực hiện “Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Vũ trụ đến năm 2020” và xây dựng dự thảo Chiến lược vũ trụ cho giai đoạn sau năm 2020”, đồng chí Chu Ngọc Anh cho biết.
“Các kết quả thực hiện của Dự án này nói chung và của gói thầu Vệ tinh LOTUSat-1 nói riêng chắc chắn là một trong những căn cứ thực tiễn quan trọng, phục vụ xây dựng Chiến lược vũ trụ của Việt Nam giai đoạn sau năm 2020. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực được đào tạo trong quá trình triển khai Dự án sẽ là nền tảng quan trọng cho việc tiếp nhận, làm chủ và phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh của Việt Nam trong giai đoạn tới”, Bộ trưởng Bộ KH&CN bổ sung thêm.

Tham dự sự kiện này, đồng chí Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã trình bày báo cáo cập nhật về tình hình thực hiện Dự án và kế hoạch phát triển vệ tinh “Made in Vietnam” của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Đại diện phía Nhật Bản giới thiệu về công nghệ vệ tinh được dùng trong Dự án.

Ông Phạm Anh Tuấn phát biểu cho biết: “Từ khi bắt đầu dự án, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ngành, Ủy ban Vũ trụ Việt Nam, sự hợp tác của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản; Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản; Cơ quan vũ trụ Nhật Bản và các nhà thầu như Tập đoàn Sumitomo, tập đoàn NEC; và sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vượt qua những khó khăn ban đầu để triển khai dự án và có được kết quả bước đầu”.

Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh LOTUSat-1 có thể cung cấp ảnh vệ tinh theo ba chế độ chụp ảnh: Chế độ điểm với độ phân giải không gian tốt nhất 1m; Chế độ dải với độ phân giải không gian 2m; Chế độ chụp quét với độ phân giải không gian 16m. Vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo ~ 500km đồng bộ mặt trời, quỹ đạo Dawn-dusk. Thời gian hoạt động của vệ tinh là trên 5 năm. Vệ tinh có tốc độ dữ liệu tối đa lên đến 832 Mbps.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала