Nền kinh tế Trung Quốc trên bối cảnh cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ tăng chậm kỷ lục. Theo dữ liệu do Cục Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố vào ngày thứ Sáu, trong quý 3 năm 2019, chỉ tăng 6% (so với quý 3 năm 2018), trở thành chỉ số hàng quý thấp nhất trong toàn bộ lịch sử quan sát 27 năm. Trong ba quý đầu năm nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,2%.
Bẫy thu nhập trung bình
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống mức tối thiểu kể từ năm 1990 - 6,6%. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn giữ được vị thế của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với tổng giá trị 90,03 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,18 nghìn tỷ đô la). Trước đó, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc cho năm hiện tại và năm tới xuống 0,1 và 0,2 điểm phần trăm - tương ứng là 6,1% và 5,8%.
"Xu hướng suy giảm kinh tế có thể sẽ lâu dài, mặc dù nếu theo truyền thống thì vấn đề của các nước thu nhập trung bình sớm hay muộn cũng sẽ tác động vào Trung Quốc ở một mức độ nào đó. Đồng thời cần hiểu rằng chính quyền Trung Quốc có khả năng vượt qua" bẫy "cao hơn một chút, so với một quốc gia có thu nhập trung bình điển hình, nhờ họ tác động trực tiếp lớn hơn đến nền kinh tế", - Dmitry Kulikov, phó giám đốc nhóm đánh giá chủ quyền và phân tích kinh tế vĩ mô của ACRA nói.
Sẽ không có suy thoái
Dmitry Polevoy, nhà kinh tế trưởng tại Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), tin rằng động lực tăng trưởng của Trung Quốc chủ yếu phụ thuộc vào kết quả của cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ.
"Tuy nhiên, ngay cả khi không có yếu tố này, nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại do năng suất giảm, tình hình nhân khẩu học xấu đi và thiếu cải cách cơ cấu. Ở Trung Quốc, giống như nhiều quốc gia khác, có thêm vấn đề gánh nặng nợ tư nhân gia tăng. Do đó việc GDP tăng chậm lại ở Trung Quốc là hoàn toàn có thể", - ông dự đoán.
Theo Polevoy, nền kinh tế Trung Quốc hiện thời là sự kết hợp của các lĩnh vực, một mặt - cảm nhận được sự hỗ trợ của các biện pháp kích thích, và mặt khác - các lĩnh vực bị chiến tranh thương mại ảnh hưởng.
“Quan trọng là sự cân bằng này sẽ thay đổi như thế nào. Do chính quyền Trung Quốc sẵn sàng kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa, chi tiêu cơ sở hạ tầng và một số ý tưởng khác (ví dụ, triển khai mạng truyền thông 5G), vẫn tồn tại khả năng tránh được kịch bản “hạ cánh cứng”, - nhà kinh tế bình luận.
Vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra trước đó - vào tháng 10. Một trong những quyết định quan trọng của chính quyền Hoa Kỳ sau đàm phán là thỏa thuận tạm hoãn áp dụng thuế vào ngày 15 tháng 10 đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Tổng thống Donald Trump cho biết phần đầu tiên của thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc có thể được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Chile.
Khả năng suy giảm sản lượng và tiềm năng xuất khẩu của Trung Quốc do chiến tranh thương mại đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với chính sách kinh tế nước này, Kulikov tin tưởng. Đồng thời, ông loại trừ khả năng suy thoái ở Trung Quốc vào năm 2019 - 2023.
"Chính quyền Trung Quốc có thể yêu cầu những nỗ lực đáng kể để hỗ trợ việc làm và nhu cầu trong nước. Trong kịch bản cơ sở của ACRA, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chậm lại 4 - 4,5% trong vòng ba đến bốn năm", - nhà kinh tế nói với Sputnik.