Sự bất bình hiện tại về thái độ của Mỹ đối với ASEAN sẽ tiếp tục dưới dạng phản ứng đối xứng, ông Wang Qin, chuyên gia Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương của Đại học Hạ Môn cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
ASEAN đã không tha thứ cho Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bỏ qua hai lời mời và không đến dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo khu vực. Đó là Hội nghị cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ và Hội nghị cấp cao Đông Á. Cấp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien khiến những người tham gia khác không hài lòng. Thời báo Singapore lưu ý rằng đại diện thấp "được coi là một sự xúc phạm, nếu tính đến sự hiện diện của các đại biểu cấp cao khác". Trong số các đại biểu đó, tờ báo nêu tên thủ tướng Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
Các nhà lãnh đạo bảy nước ASEAN, bao gồm cả Thủ tướng Singapore, đã không đến dự cuộc gặp với đại diện Hoa Kỳ, mà cử Bộ trưởng Ngoại giao đi thay. Hội nghị thượng đỉnh đã không diễn ra. Thậm chí ngay cả sự có mặt của các quan chức cao cấp Thái Lan, Việt Nam và Lào là cũng không thể cứu vãn được tình hình. Những người đã hiểu giao thức các cuộc họp như vậy ngay lập tức hiểu ra nhóm ba nước này hình thành như thế nào. Thái Lan là chủ nhà hội nghị thượng đỉnh năm nay. Việt Nam sẽ chủ trì ASEAN vào năm tới. Lào là điều phối viên hiện tại về quan hệ ASEAN với Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo của bộ ba này đơn giản là không thể không đến.
Trong bối cảnh đó, khẳng định của O'Brien về "cam kết của các công ty Mỹ đối với bạn bè, đồng minh và đối tác trong ASEAN" quá mờ nhạt và thiếu sức thuyết phục. Tuyên bố này có vẻ giống như lời biện minh, bởi việc các nhà lãnh đạo ASEAN quyết định không tham gia hội nghị thượng đỉnh có thể hiểu là phản ứng mạnh mẽ của họ đối với sự thiếu chú ý của Hoa Kỳ trong khu vực. Việc Trump mời các nhà lãnh đạo ASEAN đến "hội nghị thượng đỉnh đặc biệt", được công bố tại cuộc họp cũng không cứu vãn được tình hình. Bằng sự bất bình công khai của mình, hầu hết các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra tín hiệu rằng họ không chấp nhận thái độ lơ là như vậy đối với diễn đàn cao nhất của họ.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Wang Qin tại Trung tâm ĐNÁ của Đại học Hạ Môn lưu rằng, cấp độ đại diện thấp của Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ nhận được phản ứng đối xứng trong sự tiếp xúc tiếp theo giữa các bên:
“Dưới thời chính quyền Barack Obama, Hoa Kỳ tăng cường quan hệ với ASEAN đến mức hợp tác chiến lược. Phải thừa nhận rằng mối quan hệ giữa các bên lúc đó rất thân thiết. Trong khi đó, vừa lên nhậm chức, Donald Trump đã theo đuổi chính sách đối ngoại theo khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết". Kết quả là, sự không chắc chắn đã nảy sinh trong quan hệ của Mỹ với ASEAN, và tình trạng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Trong bối cảnh đó, ASEAN dĩ nhiên phát triển vị thế của riêng mình. Cụ thể, ASEAN cho thấy rõ rằng, trong trò chơi chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, họ sẽ không đứng về phía nào và sẽ giữ thái độ trung lập. Trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương do Mỹ tuyên bố, ASEAN giữ vị trí độc lập đặc biệt. Tôi cho rằng vị trí độc lập như vậy của ASEAN đã được thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vừa qua. Sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, và không phải là các quan chức hàng đầu trong cuộc họp này, là sự hạ thấp "về mức độ truyền thông, nhưng chính Hoa Kỳ là nước đầu tiên làm như vậy. Các nước ASEAN không cảm thấy sự chân thành và nghiêm túc từ phía Hoa Kỳ. Họ bày tỏ sự bất bình, và có lẽ điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ với Washington. Ngoài ra, các quốc gia Đông Nam Á luôn duy trì cân bằng ngoại giao trong quan hệ với các cường quốc và hưởng lợi từ việc này. Đây là chính sách nhất quán của họ”.
Tiếp theo các nhà lãnh đạo ASEAN, những người tham gia hội nghị thượng đỉnh Đông Á cũng cho thấy rằng họ không hài lòng với sự thiếu quan tâm đúng mức đến diễn đàn của phía Hoa Kỳ. Hội nghị được tổ chức vào ngày 4 tháng 11 với sự tham gia của các tổng thống hoặc thủ tướng của 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Kazakhstan, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Trong bối cảnh đó, cố vấn của Hoa Kỳ Robert O'Brien trông chẳng khác nào “con quạ trắng”.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lưu ý rằng hội nghị thượng đỉnh Đông Á cần kiên quyết tuân thủ tình trạng ban đầu của mình là một "diễn đàn chiến lược do các nhà lãnh đạo chủ trì". Nhận xét của ông được các nhà lãnh đạo cấp cao khác ủng hộ.