Trong chuyên mục dành cho Business Insider, Atkinson viết rằng Hoa Kỳ đã tập trung nỗ lực vào việc chống lại thực tế của Trung Quốc, thay vì trau dồi bản thân. Washington đang yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách công nghiệp, thực tiễn trợ cấp của nhà nước cho các công ty của chính họ. Tuy nhiên, Atkinson lưu ý rằng Trung Quốc không thể đạt được thành công công nghệ như vậy chỉ bằng cách chuyển giao công nghệ hoặc trợ cấp cho các công ty. Toàn bộ chính sách hoạch định quốc gia và kế hoạch nhà nước là nhằm kích thích sự đổi mới công nghệ.
Chính quyền Trung Quốc, trên thực tế, đã áp dụng nhiều chương trình quy mô lớn nhằm hỗ trợ phát triển công nghệ. Có thể nhớ lại ít nhất là "Internet + +", "Sản xuất tại Trung Quốc - 2025". Những tài liệu này mô tả các ngành công nghiệp cụ thể cần những bước đột phá công nghệ. Lộ trình của chúng chỉ ra các biện pháp cụ thể mà các quan chức ở nhiều cấp độ phải thực hiện để đạt được những mục tiêu này. "Sản xuất tại Trung Quốc - 2025", chẳng hạn, đặt ra nhiệm vụ sau: theo một số công nghệ - chip, chất bán dẫn, xe tự lái, vật liệu mới, công nghệ sinh học - Trung Quốc cần tự cung cấp 70% chi phí sản xuất trong nước vào năm 2025. Ví dụ, chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo thế hệ tiếp theo chỉ ra rằng vào năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI và ngành công nghiệp nên tích lũy ít nhất 150 tỷ đô la.
Kế hoạch quy định như vậy - từ trung tâm đến khu vực - huy động các nguồn lực để đạt được mục tiêu. Vì vậy, trong vòng hai năm, chính quyền nước này có kế hoạch triển khai một hệ thống mạng điện thông minh quy mô lớn. Chính quyền của mỗi tỉnh đang cạnh tranh với nhau – tỉnh nào sẽ có nhiều "thành phố thông minh" hơn. Kết quả là, một nửa trong số hàng ngàn thành phố thông minh trên thế giới hiện đang ở Trung Quốc. Hoặc, ví dụ, nhìn vào việc triển khai mạng 5G. Chính quyền CHND Trung Hoa trong khoảng thời gian ngắn nhất đã khai quang các tần số thuận tiện nhất để thực hiện công nghệ này. Không chậm trễ , các nhà khai thác truyền thông đã được cấp giấy phép thương mại để triển khai các mạng thế hệ mới và cung cấp các dịch vụ liên quan.
Ở Mỹ, tương ứng, tình hình hoàn toàn khác. Như Atkinson chỉ ra, ở Mỹ, sự đổi mới chỉ được thúc đẩy bởi các công ty tư nhân. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không phải lúc nào cũng đầu tư vào những lĩnh vực có thể có tầm quan trọng chiến lược trong tương lai. Thật vậy, điều quan trọng đối với công ty là phải hoàn trả các khoản đầu tư đúng hạn. Cuối cùng, do thiếu kế hoạch chỉ thị, nhiều trở ngại phát sinh trên lộ trình thực hiện đổi mới. Ví dụ, trong 5G, có rất nhiều vấn đề, do ở Hoa Kỳ, nơi tài sản tư nhân, bao gồm cả đất đai, được bảo vệ rất nghiêm ngặt, việc triển khai 5G được nhiều người coi là cơ hội để thu một khoản phí khổng lồ từ các công ty di động muốn lắp đặt các trạm cơ sở trên lãnh thổ của họ.
Hơn nữa, ở đây đang nói về tâm trạng trong toàn xã hội. Theo một nghiên cứu "Khảo sát giá trị thế giới" World Values Survey, 78% công dân Trung Quốc tin rằng cần chú trọng hơn vào sự phát triển của đổi mới và công nghệ. Còn tại Hoa Kỳ, chỉ có 49% công dân thuận theo quan điểm này. Bất kỳ sự đổi mới nào ở Hoa Kỳ đều được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định xã hội. Các đoàn thể công đoàn sợ trí tuệ nhân tạo sẽ cắt giảm việc làm. Người dân thường phá hỏng các trạm 5G vì sợ rằng chúng tạo ra bức xạ điện từ mạnh và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của họ. Còn các công ty tư nhân, như Google, từ chối hợp tác với các cấu trúc quân sự. Ví dụ, Dự án của Lầu Năm Góc Projec Maven đã bị đóng cửa do nhiều nhân viên của Google phản đối, những người thẳng thừng từ chối sử dụng công nghệ mà họ phát triển trong quân đội. Trong khi đó, Trung Quốc, chẳng hạn, không che giấu rằng tất cả các công nghệ tiên tiến, kể cả trí tuệ nhân tạo hoặc vật liệu mới là công nghệ sử dụng kép. Tất cả các chương trình của chính phủ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tích hợp dân sự-quân sự.
Một loạt chuyên gia tin rằng hệ thống dân chủ Hoa Kỳ chính là thúc đẩy tự do khoa học và phát triển đổi mới. Thật vậy, trong lĩnh vực công nghệ cơ bản, Hoa Kỳ vẫn vượt trước Trung Quốc. Mặc dù tổng số công trình khoa học trong lĩnh vực AI chẳng hạn, Trung Quốc đã tiến bộ, những công trình được trích dẫn nhiều nhất vẫn thuộc về các nhà nghiên cứu Mỹ. Tuy nhiên, hậu quả xã hội của việc tiến hành đổi mới là tác dụng phụ không thể tránh khỏi của một hệ thống như vậy, chuyên gia Gong Honglie, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh nói với Sputnik.
“Tôi không nghĩ rằng sự đình trệ khoa học và công nghệ sẽ xảy ra ở Hoa Kỳ. Tất nhiên, hệ thống xã hội có một tác động nhất định, nhưng trong tương lai gần, nó vẫn sẽ không thể thiết lập một hệ thống hoạch định chính sách và phát triển. Tuy nhiên, nếu đạt được một số sự đồng thuận của công chúng và mọi người đều hiểu rằng sự tiến bộ là cần thiết, đối thoại công khai sẽ thay đổi. Mọi người sẽ hiểu tỷ lệ chi phí lợi ích của việc áp dụng công nghệ. Ở Hoa Kỳ, vấn đề là một số nhóm xã hội nhất định bảo vệ lợi ích của họ. Nhiều người, ví dụ, phản đối việc xây dựng đường cao tốc và cơ sở hạ tầng khác. Điều tương tự cũng xảy ra với mạng 5G. Có một mức giá nhất định mà phải trả khi có một hệ thống xã hội như vậy. Nhưng nói chung, tôi không nghĩ rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng và năng lực đổi mới chung của Hoa Kỳ. Đây là những vấn đề ngắn hạn, mà sẽ được giải quyết”.
Tuy nhiên, đôi khi một đột phá công nghệ là không thể nếu không có sự khuyến khích mạnh mẽ từ nhà nước. Như Atkinson nhận xét, chính quyền Mỹ đôi khi tích cực chủ động can thiệp vào quá trình này. Ví dụ, vào những năm 1990, tất cả các thư viện trường học đều được kết nối với Internet. Vào những năm 2000, họ đã mang Internet băng rộng đến các vùng sâu vùng xa. Và bây giờ, theo ý kiến của ông, thời điểm tiếp theo đã đến khi sự tiến bộ cần tới bàn tay nhà nước. Cách tốt nhất để đảm bảo vai trò dẫn đầu về công nghệ là phát triển năng lực của chính mình. Và đối với điều này, theo ước tính của chủ tịch Quỹ sáng tạo và Công nghệ thông tin, sẽ rất tuyệt nếu hàng năm có khoảng 10 tỷ đô la tiền của chính phủ.