Những chính sách BHXH mới người lao động cần biết
Người lao động cần lưu ý 6 thay đổi liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội từ năm 2020.
Một là,đến năm 2020, thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 96 Luật BHXH 2014, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH.
Hai là, thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 9 Luật BHXH 2014, đến năm 2020, các cơ quan BHXH phải hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước.
Bốn là, thực hiện quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 56 Luật BHXH 2014, lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, quy định hiện hành chỉ cần đủ 18 năm đóng BHXH.
Năm là, thực hiện quy định tại Khoản 1, Điều 62 Luật BHXH 2014, người lao động tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu để tính lương hưu, trợ cấp một lần.
Sáu là,thực hiện quy định tại Điểm g, Khoản 5, Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, chậm nhất đến ngày 01/01/2020, Cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia BHYT.
Lương cơ sở tăng lên 1.600.000 đồng/tháng
Tại kỳ họp 8, Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy địnhvà trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.
Cụ thể, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe ốm đau tăng 33.000 đồng ở mức 480.000 đồng/ngày.
Trợ cấp một lần sau khi sinh con tăng 220.000 đồng, ở mức 3.200.000 đồng.
Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh: 480.000 đồng/ngày.
Trợ cấp hàng tháng (mỗi thân nhân) là 800.000 đồng/ tháng (tăng 55.000 đồng); không có người trực tiếp nuôi dưỡng: 1.120.000 đồng/tháng (tăng 77.000 đồng).
Trợ cấp mai táng là 16.000.000 đồng (tăng 1.100.000 đồng).
Trợ cấp lương hưu tối thiểu hàng tháng (đối với người tham gia BHXH bắt buộc): 1.600.000 đồng. Theo quy định, hàng tháng, người lao động trích 8% mức tiền lương tháng của mình để tham gia BHXH bắt buộc.
Khi mức lương cơ sở được tăng lên 1.600.000 đồng/tháng được áp dụng, tiền lương tối đa đóng BHXH bằng 32 triệu đồng và cao hơn 2.200.000 đồng so với mức 29.800.000 đồng ở hiện tại.
Tại điểm đ Khoản 1 Điều 7 và Khoản 2 Điều 1; Khoản 2, 3, 4 Điều 2 và Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.
Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau; trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng; người thuộc hộ cận nghèo có mức đóng BHYT bằng 4,5% mức lương cơ sở. Theo đó, khi lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, mức đóng của các đối tượng trên tăng lên 72.000 đồng/tháng thay vì 67.050 đồng/tháng.
Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho học sinh, sinh viên?
BHXH TP. Hà Nội đặt chỉ tiêu phấn đấu 100% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế. hiện nay, trên địa bàn thành phố có hơn 1,6 triệu học sinh, sinh viên tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 96%.
Mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở; ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, đối tượng đóng 70% còn lại. Như vậy, HSSV sẽ đóng BHYT là 43.785 đồng/tháng, ngân sách nhà nước hỗ trợ là 18.765 đồng/tháng.
Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho HSSV thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.