Đây là quan điểm của giáo sư lịch sử Mỹ Peter Kuznik tại Đại học Washington, Giám đốc Viện nghiên cứu hạt nhân mà ông chia sẻ với Sputnik.
Nhà nghiên cứu đã đến thăm Brussels để tham gia một sự kiện lịch sử của Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga. Trả lời yêu cầu đánh giá các cuộc thảo luận đang diễn ra ở phương Tây về tình trạng của NATO, nhà sử học lưu ý rằng liên minh vẫn còn sống, nhưng với một "bộ não chết",và điều này nguy hiểm hơn nhiều.
"Tôi sẽ nói rằng NATO còn quá nhiều sức sống. Tức là một tổ chức sống nhưng lại có bộ não chết, và điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn. Nói chung, NATO không nên xuất hiện ngay từ đầu, bởi vì không cần phải chia thế giới thành hai phe. Có thể tránh được chiến tranh Lạnh , và có những khoảnh khắc trong lịch sử, ví dụ, trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến 1947 có khả năng tránh để xảy ra chiến tranh Lạnh", - ông Kuznik nói.
Ông cũng đưa ra quan điểm cho rằng, có những lực lượng quan tâm đến việc tiếp tục cuộc đối đầu này.
"Khi Tổng thống Mỹ John Kennedy và Bí thư thứ nhất của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev cố gắng giải quyết căng thẳng sau cuộc khủng hoảng Caribê, thì sau đó Kennedy bị ám sát, còn Khrushchev bị cho về hưu", - nhà sử học nói.
Khủng hoảng Caribê
Cuộc khủng hoảng Caribê xảy ra vào năm 1962, khi giữa Liên Xô và Hoa Kỳ nảy ra nguy cơ chiến tranh do việc triển khai vũ khí tên lửa của Liên Xô ở Cuba nhằm đáp trả việc Washington triển khai tên lửa tầm trung ở Thổ Nhĩ Kỳ.