Giáo sư Sosabowski nhấn mạnh rằng tác động của đồ uống phụ thuộc vào hàm lượng ethanol trong đó. Tỷ lệ hàm lượng này thường dao động từ 5 đến 40 phần trăm.
Theo lời ông, dễ say nhất là rượu cherry và Porto (portwein). Hai loại đồ uống này đặc biệt có tính hấp thụ nhanh và nồng độ cồn tương đối cao - gần 20 phần trăm.
Nhà khoa học cho biết rượu whisky và các loại rượu mạnh khác thường làm người uống say nghiêm trọng. Nhưng vì loại rượu này có nồng độ cao nên hệ tuần hoàn hấp thụ chậm, do chúng ức chế hoạt động của các tế bào dạ dày.
Giáo sư nói thêm rằng rượu vang sủi bọt cũng làm say nhanh chóng - chất cacbonat làm tăng tính hấp thụ, đó là lý do vì sao bạn có thể cảm nhận được tác động của chất cồn ngay trong phút đầu tiên uống vào.
Nhà khoa học lưu ý rằng nhiều người trên bàn rượu thường pha thêm nước vào rượu, vì cho rằng làm thế sẽ giúp họ tỉnh táo và tránh được cảm giác nôn nao. Giáo sư Sosabowski phân tích rằng không được làm như vậy với loại rượu 40 độ. Khi pha thêm nước sẽ làm giảm tỷ lệ phần trăm của ethanol xuống một nửa - về mức 20 độ, vừa đúng tỷ lệ khiến ta say nhanh hơn.
Giáo sư nhấn mạnh rằng với cùng một lý do như vậy không nên pha rượu mạnh vào rượu nhẹ để uống cho nặng hơn.
Ông khuyên nên uống vodka để cảm thấy mình “đỡ tệ hơn” vào sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, cách duy nhất để không quá chén, theo giáo sư Sosabowski, là nói chung không nên uống rượu.