Việt Nam nói gì về việc Malaysia trình Liên Hợp Quốc bản đồ giới hạn thềm lục địa?

© AP Photo / Renato Etac Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông
Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nêu lập trường, quan điểm của Việt Nam liên quan đến việc Malaysia đệ trình lên Liên Hợp Quốc về bản đồ giới hạn thềm lục địa của quốc gia này.

Bộ Ngoại giao lên tiếng việc Malaysia trình Liên Hợp Quốc bản đồ giới hạn thềm lục địa

Trao đổi với truyền thông tại buổi họp báo, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với chủ quần đảo Hoàng Sa và Việt Nam”.

 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam 2019: Năm của Biển Đông, bóng đá và chiến lược ngoại giao khôn ngoan
Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), theo đó, Hà Nội được hưởng đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của mình, được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.

“Đồng thời Việt Nam cũng bảo lưu quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý tại khu vực Biển Đông như đã nêu tại Công hàm gửi Ủy ban ranh giới thềm lục địa năm 2019”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Trước đó, Hiệp định phân chia ranh giới biển Trung – Việt tại Vịnh Bắc Bộ năm 2000, tạo nên ranh giới biển duy nhất đã giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.

Vào năm 2009, Malaysia và Việt Nam cũng đã đưa ra một đệ trình chung gửi Liên hợp quốc về một phần của thềm lục địa của hai nước tại phần phía Nam Biển Đông.

Malaysia có dám đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông?

Malaysia đã có động thái cực cứng rắn khi Bộ trưởng Ngoại giao Saifuddin Abdullah gọi đường chín đoạn, đường lưỡi bò mà Bắc Kinh tự vẽ ra để nhằm độc chiếm Biển Đông là chuyện “nực cười”.

Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự

Đáng chú ý,vào đầu tháng 12, Malaysia cũng đã đề trình hồ sơ bản đồ giới hạn vùng thềm lục địa kéo dài 200 hải lý tại khu vực Biển Đông như đã nêu tại Công hàm lên Ủy ban Giới hạn vùng thềm lục địa của Liên Hợp Quốc.

Malaysia tuyên bố hồ sơ mới đệ trình là những gì xứng đáng thuộc về quốc gia này và sẽ “bảo vệ tuyên bố về thềm lục địa đến cùng dù vấp phải sự phản đối dữ dội của chính quyền Trung Quốc”. Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu Liên Hợp Quốc không chấp nhận đệ trình của Manila.

Giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ không chấp nhận yêu sách của các nước láng giềng, tuy nhiên Bắc Kinh khó mà “hành động cứng rắn” khi phải đối phó với luồng áp lực cực lớn từ dư luận quốc tế không chỉ riêng với căng thẳng trên Biển Đông, cáo buộc coi thường luật pháp quốc tế, mà còn hàng loạt vấn đề nóng khác liên quan đến Tân Cương, biểu tình Hồng Kông, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung cũng như việc nước này cố tình điều chỉnh chính sách theo hướng có lợi cho mình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала