Sakanashi Sati, Phó Giám đốc nghiên cứu Trung Đông, Viện nghiên cứu năng lượng và kinh tế Nhật Bản, chia sẻ ý kiến với Sputnik về sự phát triển sự kiện trong khu vực này.
Chuyên gia cho rằng, mặc dù gia tăng căng thẳng, rõ ràng ngay từ đầu có thể thấy rằng nó không nên phát triển thành một cuộc đụng độ quân sự lớn.
"Hoa Kỳ muốn chứng tỏ rằng trong mối quan hệ với mình, họ sẽ không cho phép những hành động như thể cuộc tấn công vào đại sứ quán Mỹ. Nhưng Trump đã nói ngay từ đầu rằng ông sẽ không sử dụng lực lượng quân sự, và do đó, ông chỉ giới hạn trong lệnh trừng phạt kinh tế. Khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện ở Trung Đông là rất thấp, vì Trump nói rằng ông sẽ không phục thù bằng việc sử dụng lực lượng quân sự. Có một sự hiểu biết chung rằng nguy cơ chiến tranh đã giảm gần đây khiến giá dầu thấp hơn. Đối với yêu cầu của Iraq về việc rút quân đội Hoa Kỳ, Trump sẽ không dễ dàng đồng ý rút quân đội Mỹ ra khỏi Iraq", - chuyên gia cho biết.
Tình hình ở Trung Đông
Tình hình ở Trung Đông đã xấu đi rất nhiều trong những tuần gần đây. Sau cuộc biểu tình tại Đại sứ quán Mỹ ở Iraq, mà Washington đổ lỗi cho Tehran, quân đội Hoa Kỳ đã giết chết tướng Iran Qasem Soleimani khi ông công cán ở Iraq. Iran đã đáp trả bằng các cuộc tấn công vào các căn cứ ở Iraq, nơi có quân nhân Mỹ đồn trú, nhưng không ai bị thương trong vụ pháo kích. Sau vụ ám sát Soleimani, Quốc hội Iraq kêu gọi rút quân đội nước ngoài khỏi đất nước. Tổng thống Trump nói rằng Washington sẽ sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây áp lực với Iran và đến lượt mình, Iran hứa sẽ không tiến hành các cuộc tấn công mới nếu người Mỹ không thực hiện trước những động thái này.