Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz

© Sputnik / B. Fishman / Chuyển đến kho ảnhCác bác sĩ Liên Xô và đại diện Hội Chữ thập đỏ giữa các tù nhân ở Auschwitz trong những giờ phút đầu tiên khi trại được giải phóng.
Các bác sĩ Liên Xô và đại diện Hội Chữ thập đỏ giữa các tù nhân ở Auschwitz trong những giờ phút đầu tiên khi trại được giải phóng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hàng km dây thép gai, hàng trăm căn lều bằng gỗ và hàng ngàn người kiệt sức đến nơi ấy để bị giết - 75 năm trước, vào ngày 27 tháng 1 năm 1945, Hồng quân đã giải phóng trại tập trung Auschwitz. Theo những ước tính khác nhau, phát xít Đức đã giết chết hơn bốn triệu người ở đây.

Sau đây là bài của Sputnik về những hình ảnh mà những người lính Liên Xô đã thấy sau khi giải phóng trại tập trung.

Các trận chiến giải phóng Ba Lan

Trại hủy diệt Auschwitz lớn nhất gần thành phố Auschwitz của Ba Lan, cũng như các chi nhánh lân cận, đã được giải phóng trong chiến dịch Sandomierz-Silesian, mà chiến dịch này đã được thực hiện như một phần của chiến dịch tấn công chiến lược lớn Wisla-Oder.

© Sputnik / Vladimir Yudin / Chuyển đến kho ảnhChôn cất các tù nhân đã chết trong trại tập trung Auschwitz được Hồng quân giải phóng.
Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam
Chôn cất các tù nhân đã chết trong trại tập trung Auschwitz được Hồng quân giải phóng.

Phương diện quân Ukraina 1 do Nguyên soái Ivan Koniev chỉ huy đã đến bờ sông Oder để chiếm giữ các đầu cầu và tiếp tục tiến tới lãnh thổ nước Đức Quốc xã, để giải phóng hoàn toàn miền nam Ba Lan.

Vào ngày 20 tháng 1, Quân đoàn xe tăng cận vệ số 3 bắt đầu tấn công các đơn vị Wehrmacht từ phía Bắc dọc theo sông Oder, còn Quân đoàn 21 với sự yểm trợ của Quân đoàn xe tăng 1và Quân đoàn xe tăng cận vệ 31, đã tấn công từ phía Bắc và Tây Bắc theo hướng thị trấn Beauten. Quân đoàn 60 tiến vào từ phía nam, tấn công dọc theo sông Wisla. Hàng ngàn lính Đức Quốc xã đã bị bao vây.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhTrại tập trung Auschwitz trên lãnh thổ Ba Lan.
Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam
Trại tập trung Auschwitz trên lãnh thổ Ba Lan.

Trong những trận chiến ác liệt, quân đội Liên Xô đã đánh bại tới mười sư đoàn địch. Khu vực phía nam Ba Lan đã được giải phóng khỏi phát xít Đức, và các hoạt động chiến sự chuyển sang lãnh thổ Đức. Hồng quân đã tiến vào hàng chục thành phố và làng mạc Ba Lan sau khi người Đức rời khỏi đó. Bao gồm cả Auschwitz.

Người giải phóng đến từ phía Đông

Những người đầu tiên vào trại tập trung Auschwitz là các chiến binh của Quân đoàn súng trường 115 thuộc  Quân đoàn 59 và Quân đoàn súng trường 106 thuộc Quân đoàn 60.

© Sputnik / Vladimir Yudin / Chuyển đến kho ảnhBao đựng tóc các tù nhân bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz, Ba Lan.
Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam
Bao đựng tóc các tù nhân bị giết hại trong trại tập trung Auschwitz, Ba Lan.

Theo báo cáo của những người chỉ huy các đơn vị Hồng quân tham gia giải phóng Auschwitz, tại đó có năm trại tập trung với hàng ngàn tù nhân từ châu Âu và Liên Xô. Hàng trăm căn lều bằng gỗ bao bọc bởi hàng rào kẽm gai truyền điện cao 2,5-3 mét và những tháp canh.

“Những đám đông, vô số người được Hồng quân giải phóng đang ra khỏi trại tử thần này, - bức điện của Trung tướng Konstantin Krainyukov, thành viên Hội đồng quân sự của Phương diện quân Ukraina 1 cho biết. – Trong số đó có người Hungary, người Ý, người Pháp, người Séc, người Hy Lạp, người Nam Tư, người Rumani, người Đan Mạch, người Bỉ. Tất cả đều trông rất mệt mỏi, những ông già và thanh niên tóc bạc, những bà mẹ có em bé và thanh thiếu niên, hầu hết mọi người hầu như cởi trần. Có rất nhiều công dân Liên Xô của chúng tôi, cư dân của Leningrad, Kalinin, Vitebsk, Tula, Matxcơva, từ tất cả các khu vực Ukraina Xô viết. Trong số đó có nhiều người với dấu vết tra tấn, dấu vết tàn bạo của phát xít".
© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhCác phòng giam trong trại tập trung Auschwitz, tháng 1 năm 1945.
Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam
Các phòng giam trong trại tập trung Auschwitz, tháng 1 năm 1945.

Chính ủy của Sư đoàn Bộ binh 100, Trung tá Kostin, báo cáo rằng, hơn năm ngàn người đã được thả ra sau khi giải phóng Oświęcim. Một trong những tù nhân - công dân Liên Xô đã bị giam giữ ở đó từ năm 1941, đã lột tả sự tàn bạo trong trại tập trung của Đức Quốc xã.

Cựu tù nhân trại tập trung Auschwitz cụ Yisrael Kristal - Sputnik Việt Nam
Cựu tù nhân trại tập trung Auschwitz là cụ ông cao tuổi nhất thế giới
“Ví dụ, tù nhân bị đánh đập đến gần chết mỗi khi mắc lỗi hoặc không thực hiện định mức lao động. Họ đánh bằng gậy sắt hoặc bằng roi có dây thép bên trong. Tùy theo hành vi sai trái, tù nhân bị đánh phạt từ 5 đến 60 đòn. Tù nhân bị buộc bằng dây đai trên ghế đặc biệt. Nhiều tù nhân đã tự sát vì không chịu đựng sự tra tấn”.
“Lao động trong trại tập trung là khổ sai, mà những tù nhân chỉ nhận được khẩu phần ăn 300 gram bánh mì chứa rất nhiều tạp chất bột gỗ và súp củ cải hai lần một ngày, - cựu tù nhân cho biết . – Mỗi ngày lính phát xít đã kiểm tra tất cả những người lao động, và nếu phát hiện những người bị ốm nặng thì gửi họ đến một trại đặc biệt, nơi họ bị bắn chết hoặc bị giết trong phòng hơi ngạt và xác chết bị đốt trong các lò thiêu. Bốn lò thiêu lớn đã được xây dựng gần trại, ngoài ra còn có hai hố lớn mà ở đó phát xít cũng đốt xác chết của những người bị tra tấn. Họ tưới hắc ín lên các xác chết rồi chất than và củi gỗ thông bên dưới để đốt”.

Hệ thống hủy diệt

Người Đức đã xây dựng cả một hệ thống vận chuyển, phân loại và giết người, hoạt động một cách chính xác. Trong nhiều năm liền đã có tới tám chuyến tàu với các tù nhân đến Auschwitz hàng ngày. Mỗi đoàn tàu có 30 toa, mỗi toa chứa 60-80 người. Một số ngưởi đã chết trên đường đi. Và không ai ra khỏi trại tập trung. Ngay sau khi đến đó, tất cả những người được phân loại: những người có sức lao động phải làm việc, còn những người tàn tật - người già, phụ nữ, trẻ em - đã được gửi đến "nhà máy tử thần".

© Sputnik / B. Fishman / Chuyển đến kho ảnhCác tù nhân ở Auschwitz trong những giờ phút đầu tiên khi trại được quân đội Liên Xô giải phóng.
Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam
Các tù nhân ở Auschwitz trong những giờ phút đầu tiên khi trại được quân đội Liên Xô giải phóng.
Trong một bản ghi nhớ, ông Vladimir Polevoy, phóng viên chiến trường của tờ báo Pravda, đã mô tả quá trình hủy diệt người dân: “Trong hai năm đầu tiên, những tù nhân đã bị hủy diệt theo cách thông thường, bắn chết và chôn vùi trong những ngôi mộ lớn chứa tới 200-250 người. Những tù nhân gọi hàng trăm ngôi mộ tập thể ở phía đông trại tập trung  là đường hẻm Hitler. Năm 1942, người Đức đã xây dựng hai lò thiêu: lò thiêu đầu tiên, trong đó các xác chết bị đốt cháy, rất giống lò thiêu ở Majdanek, trông giống như nhà máy lớn để đốt vôi, lò thiêu thứ hai - cái gọi là băng tải tử thần".

Trong một tòa nhà dài nửa km, người Đức đã lắp đặt các lò thiêu khổng lồ được nung nóng lên nhiệt độ 800 độ. Các xác chết bị đốt cháy trong 8 phút. Trước các lò thiêu bố trí căn phòng đặc biệt, các tù nhân được đưa đến đó, tại đây tất cả áo quần và tư trang đều bị tước đoạt.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhGhế dành cho những vụ hành quyết.
Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam
Ghế dành cho những vụ hành quyết.

Họ bị dồn, thân thể trần truồng, vào các phòng hơi ngạt. Trước đó họ được bảo cho biết được đưa đi tắm hoặc tẩy trừ rận chấy, trên đường đi có các bảng chỉ dẫn "phòng tắm" hoặc "tắm hơi". Sau đó, sàn phòng bằng sắt mở ra - các xác chết rơi vào băng tải dẫn đến lò thiêu. Xác chết bị đốt cháy và tro trở thành phân bón cho những khu vườn xung quanh trại.

Các lính canh trấn áp đặc biệt dã man những tù nhân - binh sĩ và sĩ quan Hồng quân. Báo cáo của hội đồng quân sự thuộc  Phương diện quân Ukraina 1 được chuẩn bị trên cơ sở lời khai của các cựu tù nhân, cho biết rằng, một trăm tù nhân đầu tiên của Hồng quân đã vào trại ngày 20 tháng 9 năm 1941. Sau cuộc thẩm vấn tàn nhẫn, tất cả họ đều bị bắn chết. Đến đầu năm 1942, khoảng 16 nghìn binh sĩ Hồng quân đã được đưa đến trại tập trung - sau vài tháng chỉ có một trăm người vẫn còn sống.

Xóa dấu vết

Người Đức cố gắng xóa đi những dấu vết tội ác do họ gây ra: họ đã phá hủy tòa nhà với băng tải tử thần và các lò thiêu khác, đã san bằng những ngọn đồi trên các ngôi mộ, phá hủy hầu hết các tài liệu, đốt tài liệu lưu trữ, các danh sách đăng ký tù nhân, kho chứa quần áo và tư trang của tù nhân. Khoảng 50 ngàn tù nhân đã bị vận chuyển đến Đức cùng với các vật có giá trị, máy móc và thiết bị.

© Sputnik / B. Fishman / Chuyển đến kho ảnhCác tù nhân ở Auschwitz trước khi trại được quân đội Liên Xô giải phóng.
Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam
Các tù nhân ở Auschwitz trước khi trại được quân đội Liên Xô giải phóng.

Sau khi được thả ra, các tù nhân còn lại trong trại đã nhận được hỗ trợ từ các dịch vụ y tế của Quân đoàn súng trường số 106 và số 28. Sau đó, tại Auschwitz đã triển khai bệnh viện dã chiến, đứng đầu là bà Margarita Zhilinskaya, người trước đây đã làm việc trong một cơ sở y tế ở Leningrad bị bao vây.

Các phiên tòa xét xử những cựu lính canh Nazi của trại tập trung Auschwitz đã bắt đầu vào năm 1945. Tất nhiên, các sĩ quan SS đã cố gắng trốn thoát. Ví dụ, chỉ huy Rudolf Höss đã bị bắt giữ chỉ một năm sau khi kết thúc chiến tranh - anh ta bị kết án tử hình. Phiên tòa xét xử những người khác đã tiếp tục cho đến những năm 1980.

© Sputnik / Vladimir Yudin / Chuyển đến kho ảnhỦy ban chuyên gia khẩn cấp kiểm tra phòng giam giữ tù nhân.
Địa ngục trần gian. Hồng quân đã nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz - Sputnik Việt Nam
Ủy ban chuyên gia khẩn cấp kiểm tra phòng giam giữ tù nhân.

Một số tên phát xít vẫn có thể trốn tránh khỏi sự truy lùng. Ví dụ, bác sĩ Josef Mengele, người đã thực hiện các thí nghiệm trên người lên các tù nhân. Trong các "thí nghiệm" của hắn, hàng ngàn tù nhân đã chết. Sau chiến tranh, Mengele bỏ trốn đến Mỹ Latinh, sống dưới một cái tên giả và thậm chí hành nghề y. "Sứ giả Thần Chết" như các tù nhân của Auschwitz gọi anh ta, đã chết vì cơn đau tim vào năm 1979.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала