Như vậy, Hoa Kỳ mở rộng khả năng đưa ra các biện pháp đối kháng với các nước này.
Thỏa thuận về trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong WTO cho thấy nếu bất kỳ quốc gia nào trợ cấp cho sản xuất với mức hơn 1% giá thành thì các thành viên khác của Tổ chức có thể bắt đầu điều tra và đưa ra các hình thức đối phó. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, ngưỡng ưu đãi được phép này là 2% giá thành sản phẩm. Hiệp định WTO cho phép các nước đang phát triển duy trì khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của họ trên thị trường thế giới, kích thích thương mại và do đó, vượt qua sự nghèo đói, phát triển nền kinh tế quốc gia.
Mỹ không đồng ý với các quy định của WTO
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng với các quy định hiện hành của WTO, đặc biệt liên quan đến danh sách các nước đang phát triển.
Washington tin rằng một số quốc gia không còn được coi là đang phát triển, và do đó chế độ ưu đãi của WTO không nên áp dụng cho họ. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn đe dọa sẽ rời khỏi Tổ chức nếu các cải cách liên quan không được thực hiện. Trump cho rằng không công bằng khi nền kinh tế thứ hai trên thế giới (Trung Quốc) vẫn có thể hưởng các lợi ích của WTO, trong khi Hoa Kỳ lại không có quyền đưa ra các nghĩa vụ đối kháng.
Hiện giờ, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã sửa đổi danh sách, được phê duyệt năm 1998. Từ thời điểm đó, thực sự đã có nhiều thay đổi. Ví dụ như Brazil, Singapore, Hàn Quốc, không phủ nhận việc họ đã không còn là nước đang phát triển.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng cần phải dừng lại chế độ đối xử đặc biệt với tất cả các quốc gia mà Ngân hàng Thế giới coi là nước có thu nhập cao, thành viên của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD), các nước G20 hoặc bất kỳ quốc gia nào có thị phần ngoại thương trên thế giới không dưới 0,5%.
Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và một số thành viên khác phản đối, cho rằng cần phải duy trì quyền tự quyết về xác định tình trạng của mình, điều này giúp tốt nhất để đạt được các mục tiêu của Tổ chức. Trung Quốc, chấp nhận vị thế của một quốc gia đang phát triển, không chỉ nhận được những lợi ích. Tư cách là một quốc gia đang phát triển, thay vì đã phát triển, tỏ ra phù hợp hơn với Trung Quốc, theo giáo sư Li Siji thuộc Trung tâm nghiên cứu WTO Trung Quốc tại Đại học Kinh tế và Thương mại Quốc tế, nói với Sputnik:
«WTO không có tiêu chí nghiêm ngặt để xác định tư thế của một quốc gia đang phát triển. Vì vậy Hoa Kỳ có quyền áp dụng các định nghĩa riêng của mình. Trên thực tế, Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối phó của WTO không mang tính ràng buộc. Hầu hết các quốc gia tự xác định tình trạng của mình khi tham gia Tổ chức. Ví dụ, khi Trung Quốc gia nhập WTO, tự xác định mình là một quốc gia đang phát triển, sẽ không chỉ nhận được một số lợi ích nhất định, mà còn từ chối tiếp cận với những thành viên khác như một nước đã phát triển. Hiện giờ Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh vào tình trạng này và Hoa Kỳ đưa ra yêu sách đáp lại. Vì vậy, từ quan điểm này, tình hình được điều chỉnh không phải bằng những căn cứ pháp lý nghiêm tuc, mà chỉ bởi giao thức về dự định hay báo cáo hoạt động của thành viên khi gia nhập Tổ chức, chứ không phải bằng Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO».
Cơ chế kháng cáo WTO bị tê liệt do Mỹ
Theo chuyên gia này, nếu các quốc gia không đồng ý với đánh giá của Hoa Kỳ và việc áp dụng thuế đối kháng của Washington, họ có thể khiếu nại với Cơ quan Kháng cáo WTO. Nhưng mặt khác, WTO không có khả năng trực tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với Hoa Kỳ.
«Bản thân WTO không có quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Hoa Kỳ. Nếu một số quốc gia không hài lòng với quyết định (sửa đổi danh sách các nước đang phát triển) của Hoa Kỳ, họ có thể kiện WTO thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có. Nhưng hiệngiờ Cơ quan phúc thẩm WTO không hoạt động. Bạn chỉ có thể cố gắng giải quyết vấn đề thông qua một nhóm chuyên gia. Vì vậy, tất cả phụ thuộc vào thái độ của các thành viên khác trong Tổ chức đối với vấn đề này, bản thân WTO không thể làm gì được».
Cơ chế kháng cáo của WTO bị tê liệt do các hành động của Hoa Kỳ. Vào tháng 12 năm ngoái, nhiệm kỳ của hai trọng tài viên cơ quan kháng cáo đã hết hạn. Chỉ còn lại một trọng tài, nhưng theo quy tắc, cần ít nhất ba trọng tài để hoạt động. Hoa Kỳ đã chặn việc bổ nhiệm trọng tài viên mới, với lý do cơ quan kháng cáo vi phạm thời hạn xem xét các vụ việc tranh chấp.
Trung Quốc đồng ý với sự cần thiết phải cải cách WTO, nhưng đề xuất làm như vậy trong khuôn khổ pháp lý hiện có, thay vì viết lại các quy tắc đã được thiết lập, như Washington muốn. Việc bắt đầu cải cách WTO được đề xuất bằng cách khôi phục hoạt động của Cơ quan Kháng cáo, mà nếu thiếu, WTO chỉ là một tổ chức «rụng răng». Hiện giờ có mười trường hợp trong tình trạng «lấp lửng» chờ được xử lý.