WHO ghi nhận Việt Nam đã xử lý dịch bệnh COVID-19 rất tốt

© AFP 2023 / Nhac NguyenBệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận Việt Nam đã thể hiện năng lực rất tốt trong việc xử lý các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19.

Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh

Trong cập nhật mới đây về “Dịch COVID-19: Những gì chúng ta đã biết đến nay”, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc xử lý dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19).

Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp do Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê làm Đội trưởng (thứ 2 từ phải sang) thăm hỏi nữ bệnh nhân dương tính với vi rút Corona tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế ra mắt trợ lý ảo hỏi đáp về dịch bệnh COVID-19
Cụ thể, WHO cho biết: "Năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi – bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ... theo như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (IHR) (2005)".

Đối với các khuyến nghị về việc cho học sinh nghỉ học và hủy bỏ các sự kiện công cộng tại Việt Nam, WHO cho rằng, điều này phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan chức năng. Theo tổ chức này, cơ quan chức năng của các quốc gia đưa ra quyết định về các biện pháp bổ sung trong phòng, chống dịch bệnh, ví dụ cho học sinh nghỉ học hoặc hủy bỏ các sự kiện tập trung đông người căn cứ vào mức độ nguy cơ ở quốc gia đó.

WHO ghi nhận việc Việt Nam đã xử lý dịch bệnh COVID-19 rất tốt: “Chính phủ đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch, tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành”.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo Việt Nam cần tiếp tục cảnh giác và sẵn sàng kiểm soát dịch bệnh bởi dự kiến sẽ có thêm các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới trong những ngày tới.

Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về ứng phó dịch COVID-19

Theo tổ chức này, hiện không có vắc-xin phòng COVID-19, nhưng việc sản xuất vắc-xin đang được tiến hành để các thử nghiệm lâm sàng có thể bắt đầu sau 3-4 tháng. WHO sẽ công bố danh sách ban đầu các loại vaccine đang được nghiên cứu và có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng.

Bộ Y tế: Tuyệt đối không để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc số 159/KCB-NV gửi Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế ngành về việc chấn chỉnh công tác quản lý người bệnh nghi ngờ và người nhiễm COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo đó, để quản lý chặt chẽ các trường hợp bệnh trên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế, Y tế ngành nghiêm túc thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện rà soát công tác tiếp nhận, phân loại người bệnh theo 3 nhóm trường hợp bệnh trên (bệnh nghi ngờ, bệnh có thể, bệnh xác định), thu dung cách ly và quản lý chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế được phân công theo đúng quy định của các địa phương trên cơ sở hướng dẫn tại công văn số 519/BYT-KCB ngày 06/02/2020 về việc hướng dẫn tổ chức tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và quản lý người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do Covid-19 của Bộ Y tế.

thuốc - Sputnik Việt Nam
WHO nêu thời hạn thử vắc-xin chống coronavirus trên người

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị nghiêm túc quản lý tất cả các người bệnh thuộc cả 3 nhóm trường hợp bệnh (bệnh nghi ngờ, có thể, xác định). Cơ sở y tế cần phải kết hợp với chính quyền địa phương và cơ quan công an trên địa bàn để quản lý chặt chẽ người bệnh; tuyệt đối không để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế khi chưa được phép xuất viện và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để người bệnh ra khỏi khu vực cách ly y tế.

Công văn cũng nêu rõ: “Các cơ sở y tế lập hồ sơ bệnh án, chăm sóc, điều trị toàn diện cho các người bệnh thuộc cả 3 nhóm trường hợp bệnh (bệnh nghi ngờ, có thể, xác định), đặc biệt theo dõi sát diễn biến bệnh lý của người bệnh. Tuyệt đối quản lý chặt chẽ các mẫu bệnh phẩm của người bệnh, không để mất, phát tán và cho người không thuộc trách nhiệm tiếp cận với mẫu bệnh phẩm của các nhóm trường hợp bệnh”.

Trong trường hợp chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bố trí phương tiện, nhân viên y tế hoặc xin hỗ trợ cấp cứu của bệnh viện tuyến trên bảo đảm an ninh, an toàn cho người bệnh; thực hiện theo đúng quy định về bàn giao người bệnh cho bệnh viện nhận chuyển tuyến.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала