"Tại cuộc gặp đã thảo luận việc giải quyết tình hình Libya hiện đang là một chủ đề trong chương trình nghị sự quốc tế, về vai trò của Quân đội quốc gia Libya trong cuộc chiến chống khủng bố, cũng như việc đảm bảo an ninh và chủ quyền của đất nước", tuyên bố nêu cụ thể.
"Đại sứ nêu bật cam kết của nguyên soái Haftar về ngừng bắn thường xuyên, đồng thời nhấn mạnh nghĩa vụ của các bên tham gia hội nghị quốc tế Berlin nhằm ngăn chặn leo thang, tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí và cam kết giải quyết xung đột bằng biện pháp chính trị", thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ đăng trên Twitter cho biết.
Thông cáo cũng lưu ý rằng cuộc gặp với tướng Haftar là chuyến đi đầu tiên của ông Norland đến Libya.
Tại Berlin ngày 19 tháng 1 đã diễn ra hội nghị quốc tế về Libya với sự tham gia của Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và các quốc gia khác, cũng như EU và Liên Hợp Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh còn có cả Thủ tướng Chính phủ hòa hợp dân tộc (GNA) đang nắm quyền ở Tripoli Fayez Sarraj và Tư lệnh LNA Khalifa Haftar, tuy nhiên tại hội nghị không thể thu xếp để hai người họ môt lần nữa đàm phán trực tiếp với nhau. Kết quả chính của hội nghị là kêu gọi các bên tham gia xung đột ngừng bắn ở Libya, các nước cam kết kiềm chế, không can thiệp vào cuộc xung đột, tuân thủ lệnh cấm cung cấp vũ khí cho các bên tham gia xung đột. Ngoài ra, những người tham gia hội nghị đề xuất thành lập ủy ban giám sát việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn.
Sau khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ và ám sát vào năm 2011, Libya trên thực tế đã không còn hoạt động như một quốc gia thống nhất. Hiện nay trong nước đang tồn tại một hệ thống quyền lực kép. Nắm quyền ở miền đông là quốc hội do nhân dân bầu lên, còn ở miền tây, tại thủ đô Tripoli, quyền lực lại thuộc về Chính phủ hòa hợp dân tộc do Fayez Sarraj đứng đầu, được thành lập với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu. Chính quyền ở miền đông đất nước hoạt động độc lập với Tripoli và hợp tác với LNA của tướng Haftar.