Theo ông, các quốc gia này đang ở trong một "tình huống rất, rất khó khăn" và cần sự hỗ trợ tài chính từ cộng đồng thế giới.
"Họ phải đối mặt với các vấn đề tài chính nghiêm trọng. Nhiều người trong số họ sẽ gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên khu vực công và chi tiêu cho y tế và giáo dục, do đó, có thể tạo ra căng thẳng xã hội", - ông Birol nói.
Người đứng đầu hãng tin lưu ý rằng "cuộc chiến dầu mỏ" đưa Iraq vào vị trí dễ bị tổn thương nhất, vì nền kinh tế nước này ít đa dạng hóa nhất trong số các thành viên khác thuộc OPEC.
Sụp đổ thỏa thuận về dầu lửa
Tuần trước, các quốc gia OPEC+ đã thất bại trong việc thỏa thuận về những thay đổi thông số nhằm giảm sản lượng dầu hoặc kéo dài thỏa thuận. Matxcơva từ chối tiếp tục giảm sản lượng do sự lây lan của coronavirus mới như đề xuất của Ả Rập Saudi.
Do đó, từ ngày 1 tháng Tư, các quốc gia - thành viên của thỏa thuận OPEC+ rũ bỏ các nghĩa vụ của mình về việc giảm sản lượng dầu. Vào Chủ nhật, các phương tiện truyền thông báo cáo rằng Ả Rập Saudi tuyên bố ý định tăng sản lượng và giảm giá dầu. Tiếp sau đó là sự sụt giảm giá dầu mạnh, khiến cho tỷ giá hối đoái của đồng rúp cũng bị giảm.