Họ không thể mua thuốc men từ nước ngoài do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Và người Mỹ đang đưa ra ngày càng nhiều hạn chế. Trò chơi cân não giữa Washington và Tehran sẽ đi đến đâu dưới sự bùng nổ COVID-19, theo tìm hiểu của Sputnik.
Lệnh trừng phạt làm kéo dài dịch bệnh ở Iran
Chỉ riêng trong ngày qua, 130 người đã chết vì coronavirus ở Iran - mức tối đa kể từ khi bắt đầu phát dịch. Tổng số người thiệt mạng vượt quá 1000, bị nhiễm bệnh - khoảng 17 nghìn. 5000 người đã hồi phục. Tuy nhiên, tình hình phức tạp và khó lường.
Ngay cả Bộ trưởng Y tế Iran, ông Margarj Harirchi, cũng đã bị nhiễm COVID-19, sau một thời gian dài cố gắng thuyết phục đồng bào rằng mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. Phó Thủ tướng Iran về Phụ nữ và Gia đình Masume Ebtekar cũng bị nhiễm virus. Nhiều thành viên quốc hội bị cách ly sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Đồng thời, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố đất nước đã vượt qua đỉnh điểm của cơn dịch. Đúng vậy, không có bằng chứng nào chứng tỏ điều này.
"Chúng ta đã vượt qua giai đoạn cấp tính của sự lây lan virus, nhưng tôi kêu gọi các công dân tuân thủ tất cả các khuyến nghị y tế và không rời khỏi nhà một cách không cần thiết", - ông nói với những người tham gia cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm chống lại coronavirus.
Người đứng đầu nhà nước cho biết các trạm kiểm soát ở lối vào ra thành phố đã được mở, nhưng các quan chức thực thi pháp luật và bác sỹ vẫn tiếp tục kiểm tra tình trạng sức khỏe của công dân di chuyển qua biên giới hành chính.
Để cải thiện tình hình dịch tễ, chính quyền đã thả 85 nghìn tù nhân chính trị. Golam Hossein Esmaili, phát ngôn viên ngành tư pháp, giải thích các biện pháp phòng ngừa sẽ được thực hiện trong các nhà tù.
Tehran nhấn mạnh: ân xá là một phản ứng trước lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc. Hiện giờ Iran đang trông cậy vào sự giúp đỡ. Trong thư gửi cho tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, cũng như lãnh đạo các quốc gia khác, chính quyền Iran kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế, không cho phép đất nước đối phó với dịch bệnh và mua thiết bị y tế kịp thời từ nước ngoài.
«Những nỗ lực của Iran chẩn đoán và điều trị dịch bệnh nhiễm coronavirus bị cản trở bởi khủng bố kinh tế của Washington. Chúng tôi bị hạn chế trong việc mua các sản phẩm quan trọng cần thiết cho bệnh nhân. Các lệnh trừng phạt vi phạm nền tảng nhân đạo quốc tế», - Tehran tuyên bố.
Một bước tiến chưa từng có mà chính quyền Iran thực hiện lần đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Hồi giáo là yêu cầu IMF cho vay năm tỷ đô la Mỹ. Nhưng quyết định cung cấp tín dụng không thể được đưa ra mà không có sự đồng ý của Hoa Kỳ, thành viên lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong tổ chức tài chính này, vì vậy, Tehran không hề ảo tưởng về điều đó. Iran được Trung Quốc và Nga hỗ trợ, gọi áp lực chống Iran đang diễn ra là sự "vô đạo đức".
The United States is imposing fresh sanctions on Iran. We are literally weaponizing the Corona virus.pic.twitter.com/U2dd7Dt8KS
— Arjun Sethi (@arjunsethi81) March 18, 2020
Không nhân nhượng
Cuộc chiến ngoại giao để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, mà chính quyền Iran đang tiến hành song song với cuộc chiến chống lại coronavirus, vẫn chưa đem lại kết quả. Hoa Kỳ vẫn giả điếc trước những lời kêu gọi. Hơn nữa, trong khi diễn ra đại dịch, Washington lại gia tăng thêm áp lực đối với nước Cộng hòa Hồi giáo. Lý do vẫn thế: Tehran bị cáo buộc tiếp tục phát triển bất hợp pháp chương trình hạt nhân.
"Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với 5 nhà khoa học Iran chịu trách nhiệm phát triển chương trình hạt nhân từ năm 2004. Và hiện nay họ làm việc cho chính phủ", - theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Tuy nhiên, ông nói rõ đang theo dõi sự phát triển của dịch bệnh. "Thay vì tập trung vào nhu cầu của người bệnh, chế độ Iran đang tham gia vào một chiến dịch nhằm thông tin sai lệch cho công dân. Các nhà lãnh đạo tinh thần của nước Cộng hòa Hồi giáo tiếp tục nói dối và tuyên bố người Mỹ đã mang virus đến tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc. Chúng tôi đã định cố gắng giúp đỡ người Iran".
Thực sự Mỹ có cố gắng. Vào cuối tháng 2, khi mới có 500 người bị nhiễm coronavirus ở Iran, Washington đã đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm viện trợ nhân đạo.
Quan sát kiểu Mỹ
Chuyên gia về Iran, Yulia Sveshnikova, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhấn mạnh bây giờ tất cả sự chú ý của đất nước đều tập trung vào cuộc chiến chống lại coronavirus. Không ai chú ý đến lệnh trừng phạt của Mỹ đối với 5 nhà khoa học.
"Trong thời gian dịch bệnh, Tehran coi chính sách trừng phạt của Washington là tội diệt chủng và ngu dân. Tình hình rất khó khăn. Trung Quốc, Qatar, Kuwait đang giúp đỡ người Iran. Hỗ trợ cũng đến từ WHO. Nhưng tất cả những điều này là không đủ", - bà Sveshnikova nói.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn do những khó khăn về kinh tế.
While the US rogue state is imposing more sanctions on Iran, #China is going to send the next medical aid shipment, including #COVID19 test kits, oxygen concentrators, N95 masks, thermometers, etc to the Iranians to help fend off #coronavirus.pic.twitter.com/QB34PDaRrr
— Brave (@Brave_313) March 17, 2020
Mặc dù đắt đỏ, vẫn có hàng hóa trong các cửa hàng. «Nhưng nếu trước cuộc bầu cử, chính quyền cố gắng kiềm chế giá cả, thì trong chiến dịch tranh cử nghị viện vào tháng Hai không thấy có ai làm điều đó. Ngoại tệ tăng giá mạnh. Căng thẳng nội bộ gia tăng và hậu quả có thể xuất hiện sau đó. Nhưng bây giờ, việc đầu tiên là mong muốn cứu chữa mọi người khỏi dịch bệnh", theo chuyên gia.
"Các lệnh trừng phạt mới là phản ứng trước cuộc tấn công vào căn cứ Taji ở Iraq. Hai lính Mỹ bị giết. Việc một lính Mỹ ở Iraq thiệt mạng vào cuối tháng 12, đã dẫn đến phản ứng dây chuyền kết thúc bằng việc sát hại Tư lệnh IRGC Kassem Suleimani, nên một đáp trả cứng rắn có thể dự đoán được. Nhà Trắng không nghi ngờ gì việc Iran đứng đằng sau tất cả các cuộc tấn công này", - Andrei Baklitsky, cố vấn từ Trung tâm PIR nói.
Nhà phân tích tại Viện nghiên cứu quốc tế thuộc MGIMO Adlan Margoyev, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, đã bày tỏ ý kiến cho rằng ngay cả khi người Mỹ giảm các lệnh trừng phạt, không phải tất cả các nước sẽ ngay lập tức giúp đỡ Iran.
"Các biện pháp hạn chế hiện nay không ảnh hưởng đến các giao dịch cung cấp hàng hóa vật tư y tế. Nhưng khi một ngân hàng nước ngoài thực hiện các giao dịch, mặc dù chỉ về thuốc men, thì hệ thống giám sát của Bộ tài chính Hoa Kỳ vẫn có thể đưa họ vào danh mục rủi ro cao. Tức là các tổ chức tín dụng tốt nhất không nên liên hệ với Tehran, hơn là sau đó phải báo cáo với người Mỹ", - Margoyev nói.
Theo ông, người Mỹ sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, tiếp tục quan sát việc căng thẳng xã hội trong nước Iran tăng lên do dịch bệnh, và làm chế độ chính trị suy yếu.
«Khi sự bùng phát coronavirus giảm xuống, có thể sẽ có các hành động trừng phạt khác. Rõ ràng Hoa Kỳ hiện nay đang đặt cược vào đó», - chuyên gia kết luận.