Trump có thể làm hỏng nỗ lực của các nước trong việc chống lại coronavirus

© Sputnik / Iliya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng những hạn chế liên quan đến cuộc chiến chống lại coronavirus là quá mức cần thiết. Trong một cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng, ông bày tỏ ý kiến các công dân nên quay trở lại làm việc, mặc dù đang lây lan coronavirus.

Tuần lễ kiểm dịch thứ hai hiện đang diễn ra tại Hoa Kỳ, và sau đó hoạt động kinh doanh có thể được khôi phục. Mặc dù hầu hết các chuyên gia đồng thuận với ý kiến cho rằng việc bãi bỏ sớm các biện pháp kiểm dịch dẫn đến sự gia tăng mạnh số lượng bệnh nhân, sẽ phủ nhận những nỗ lực của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong cuộc chiến chống lại virus.

Trong hai tuần cách ly, khi hầu hết văn phòng các công ty đóng cửa, các nhân viên làm việc từ xa, nền kinh tế Mỹ đã phải hứng chịu thiệt hại đau đớn. Thị trường chứng khoán mất 34%, mức giảm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Theo Morgan Stanley, trong quý II nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp 30% và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 13%. Nếu dự báo này được thực hiện, thì tất cả những thành quả tăng trưởng kinh tế và thị trường trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, mà ông rất tự hào, sẽ bị mất sạch trơn trong cuộc suy thoái kinh tế hiện nay.
Ông Trump trước đây đã bày tỏ sự hoài nghi về mối đe dọa coronavirus, lưu ý bệnh cúm mùa đơn giản gây ra số người thiệt mạng còn nhiều hơn. Tuy nhiên, ông vẫn đồng ý tổ chức các hoạt động kiểm dịch trong hai tuần trên toàn quốc. Nhưng bây giờ, khi nhìn thấy tổn thất kinh tế, dường như ông bắt đầu nghi ngờ về hiệu quả của các biện pháp hạn chế. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Trump nói Hoa Kỳ không được tạo ra để thất nghiệp. Theo ông, các biện pháp không được tệ hơn chính căn bệnh, và thiệt hại kinh tế do suy thoái nền kinh tế Mỹ sẽ giết chết nhiều người hơn cả chính virus.

"Nhiều người chết vì tai nạn xe hơi, nhưng chúng ta không nói mọi người nên dừng lại việc ngồi sau tay lái", - ông Trump nói.
Nhân viên y tế trước khi bắt đầu kiểm tra hành khách tại sân bay Sheremetyevo. - Sputnik Việt Nam
Giới chuyên gia đánh giá triển vọng nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch coronavirus

Nhưng câu hỏi được đặt ra: liệu Trump có tin lãnh đạo các quốc gia khác không quan tâm đến kinh tế, và đơn giản là họ chỉ phòng ngừa trước bằng cách đưa ra các hạn chế? Trung Quốc, ví dụ, đã đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt hơn nhiều: hoàn toàn cô lập các thành phố, bao gồm cả Vũ Hán với 11 triệu dân. Hiện giờ hoạt động kinh doanh đang dần hồi phục, trong các lĩnh vực không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch bệnh, 90% số doanh nghiệp lớn đã tiếp tục công việc với sản lượng như trước đây. Tuy nhiên, các tổ chức giáo dục vẫn không hoạt động, và ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng, đặc biệt là Hồ Bắc, hoạt động kinh doanh còn xa mới phục hồi hoàn toàn. Thiệt hại rất nghiêm trọng: Goldman Sachs dự kiến GDP của Trung Quốc sẽ giảm 9% trong quý đầu tiên và cả năm nay chỉ tăng trưởng khoảng 3%. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa vội vã phục hồi hoàn toàn, nhận thấy nguy cơ bùng phát lần thứ hai. Các biện pháp kiểm dịch diễn ra khoảng hai tháng, đã được chứng minh là có hiệu quả nhất, theo chuyên gia Gong Honglie từ Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh nói với Sputnik.

"Hiện tại Trung Quốc là ví dụ quan trọng nhất về thành công trong cuộc chiến chống lại sự lây lan coronavirus. Một số quốc gia - Hàn Quốc, Singapore, cũng như các khu vực khác ở Trung Quốc - Hồng Kông, Đài Loan - cũng cho thấy kết quả tốt. Tuy nhiên, trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay, không dễ để áp dụng một chế độ đóng kín. Sự gia tăng số lượng bệnh nhân ở Trung Quốc hiện nay là kết quả của các trường hợp nhiễm bệnh nhập khẩu do sự lây lan virus ở nước ngoài. Nhưng tôi tin chắc rằng nếu Trung Quốc tuân thủ chặt chẽ các biện pháp của riêng mình, thì sẽ có thể tiếp tục duy trì kiểm soát sự lây nhiễm, hoặc ít nhất là giảm thiểu tác động của nó. Chúng tôi mất khoảng hai tháng kể từ thời điểm Vũ Hán bị cách ly để sản xuất trở lại. Nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa đạt đến đỉnh dịch. Và họ thiếu khả năng chẩn đoán. Chúng ta có thể nói quy mô và cường độ lan truyền căn bệnh này ở Hoa Kỳ nghiêm trọng hơn nhiều so với Trung Quốc. Và nếu Mỹ tiếp tục theo đuổi các chính sách như bây giờ, tôi nghĩ họ sẽ không bao giờ có thể khôi phục hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên Trump liên tục bác bỏ các dự báo của chính mình. Tôi nghĩ ông ta chắc chắn sau đó sẽ thu lại lời nói của mình".
Cảng Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Thời buổi coronavirus: Nền kinh tế châu Âu đang ở bờ vực nguy hiểm?

Hoa Kỳ hiện đã nằm trong số các quốc gia có xu hướng lây lan coronavirus dữ dội nhất. Theo dữ liệu mới đây, số bệnh nhân vượt quá 68500 người, hơn 1000 người tử vong. Ngay cả những quốc gia, có số lượng các trường hợp nhiễm virus thấp hơn nhiều, cũng thực hiện các biện pháp kiểm dịch. Hầu hết các quốc gia châu Âu, kể cả Vương quốc Anh — nơi cho đến giây phút cuối cùng vẫn phủ nhận mối đe dọa này, đã chuyển sang làm việc từ xa, và chính phủ Johnson thậm chí còn đề nghị cho phép coronavirus lây lan ở quốc gia này để mọi người phát triển «miễn dịch cộng đồng”. Tại Nga, nơi số bệnh nhân chưa lên tới 2000 người, cũng đã chuyển sang làm việc từ xa và Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh hoàn toàn không đi làm, kể từ tuần sau,. Đương nhiên, các chủ thể kinh tế, đặc biệt là công dân bình thường và doanh nghiệp nhỏ, bị đình trệ hoạt động kinh doanh. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Nga, đang thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ các nhóm bị ảnh hưởng nhất.

Hoa Kỳ, rõ ràng muốn tìm một cách dễ dàng thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Chẳng hạn, Thống đốc New York Andrew Cuomo, đề nghị những người trẻ tuổi sớm đi làm, và những người đã bị coronavirus, theo quan điểm của ông ta, sẽ không tồi nếu cứ để cho họ tự lo. Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia y tế đều phản đối việc hồi phục sớm hoạt động kinh doanh và dỡ bỏ các hạn chế cách ly. Anthony S. Fauci - thành viên nhóm làm việc chống dịch coronavirus của Nhà Trắng, tin rằng mọi người cần phải chờ ít nhất vài tuần nữa trước khi bắt đầu trở lại làm việc. Rốt cuộc, coronavirus là nguyên nhân thực sự của các vấn đề kinh tế, vì vậy nếu không vượt qua thời điểm nay thì nó sẽ còn tồi tệ hơn nữa. Các nhà khoa học Mỹ đang ngày càng tự hỏi: liệu chúng ta có thể trong ít nhất một tháng coi cuộc sống con người là quan trọng nhất hay không?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала