“Có thể bị lây nhiễm con virus đã tồn tại trong một vài ngày và do đó nó đã yếu đi. Song cũng có thể lây trực tiếp từ vật chủ, thí dụ như dơi chẳng hạn. Tùy thuộc vào điều đó mà bệnh sẽ diễn biến như thế nào”, bà Karpova nói.
Nhà virus học lưu ý rằng tất cả có 39 chủng virus được khoa học biết đến, một số trong đó tồn tại song không gây hại cho con người, trong khi có những chủng virus có thể lây nhiễm cho người.
“Điểm đặc biệt của SARS-CoV-2 (coronavirus) là thời kỳ ủ bệnh dài - trung bình khoảng gần 5 ngày, song cũng có khi lâu hơn. Đây là so với bệnh cúm thông thường chỉ ủ bệnh trong khoảng hai - ba ngày”, giáo sư nói thêm.
Trước đó các nhà khoa học ở Đại học California cho biết SARS-CoV-2 đột biến chậm hơn tới 8-9 lần so với virus cúm. Điều đó, theo các nhà nghiên cứu, cho thấy rằng các triệu chứng và mức độ bệnh trạng không phụ thuộc vào chủng virus, mà diễn biến bệnh trạng của các bệnh nhân khác nhau liên quan đến sự khác nhau về tình trạng sức khỏe nói chung và tình trạng hệ miễn dịch của từng người, vì vậy nên có lẽ không tồn tại “phiên bản mềm” của coronavirus.
Tổ chức Y tế thế giới ngày 11 tháng 3 đã công bố đại dịch COVD-19. Coronavirus hiện đã bùng phát ở 177 nước trên thế giới. Theo số liệu của WHO đã có khoảng 634 nghìn người nhiễm bệnh, gần 30 nghìn người tử vong.