Dạy học online phát hiện clip sex: Bộ Giáo dục và Đào tạo siết an ninh mạng

© Ảnh : TTXVNHọc sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội) học trực tuyến tại nhà.
Học sinh trường THPT Việt Đức (Hà Nội) học trực tuyến tại nhà. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thời gian qua, khi tiến hành dạy học online, nhiều giáo viên đã phát hiện nhiều tài khoản có tên giống học sinh của mình đồng loạt phát tán video clip nóng, clip sex, nhiều nội dung phản cảm, chứa thông tin xấu độc thông qua lỗ hổng kỹ thuật của các phần mềm dạy dạy học trực tuyến.

Trước tình hình này, ngày 13/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã lên tiếng cảnh báo việc bị hacker đột nhập qua những lỗ hổng bảo mật, xâm nhập vào địa chỉ lớp học, phòng học trực tuyến qua internet, tung clip nóng, clip sex, nhiều tin xấu độc phá lớp học, ảnh hưởng đến thầy cô giáo và các em học sinh. Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo an ninh mạng cũng như đề nghị cơ quan công an, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý trong trường hợp cần thiết.

Bộ GD&ĐT đảm bảo an ninh mạng sau loạt clip sex trong giờ học online

Gần đây, kể từ khi áp dụng hình thức dạy và học online thông qua các phần mềm hỗ trợ dạy trực tuyến, nhiều kẻ xấu, hacker đã lợi dụng lỗ hổng kỹ thuật và bảo mật để xâm nhập vào các địa chỉ lớp học/phòng học online đăng tải clip nóng, clip sex, nội dung phản cảm nhằm phá hoại giờ học và ảnh hưởng đến giáo viên, học sinh, sinh viên.

Với tình hình bất cập này, ngày 13/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục về tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên trong quá trình học tập online thông qua mạng Internet.

Sản xuất và phát sóng Chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019 – 2020 dành cho học sinh lớp 9 và 12 nhằm giúp học sinh trên địa bàn Thành phố ôn luyện và học tập - Sputnik Việt Nam
Dịch COVID-19: Dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 9, 12

Theo đó, Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian vừa qua, trong quá trình tổ chức dạy học qua internet có xảy ra hiện tượng bị kẻ xấu xâm nhập vào địa chỉ lớp học, phòng học trực tuyến, đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục... có dấu hiệu lạm dụng, quấy rối và bắt nạt trẻ em, học sinh, sinh viên trên mạng, không bảo đảm an toàn và đã gây tâm lý hoang mang cho người học, người dạy, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học qua Internet.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, tổ chức dạy học qua Internet, trong đó hướng dẫn rõ quy trình quản lý, tổ chức một lớp học trực tuyến, các kỹ năng quản lý điều hành lớp học trực tuyến đối với giáo viên.

Bộ cũng nhấn mạnh trách nhiệm của người học khi tham gia lớp học trực tuyến, nhất là các hành vi không được làm đối với người học.

Đáng chú ý, Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị cần giới thiệu, phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học qua Internet tin cậy, có uy tín, đồng thời khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền, những phần mềm do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu sử dụng miễn phí trong mùa dịch Covid-19 này.

Đồng thời, Bộ yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục phải tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy, học qua Internet, kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô giáo, học sinh sinh viên và cha mẹ học sinh sinh viên trong dạy học qua Internet.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu, tăng cường các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học qua Internet. Phụ huynh cần nâng cao trách nhiệm, dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ học sinh kết nối, sử dụng phòng học trực tuyến an toàn và có biện pháp quản lý trong thời gian học sinh tham gia học trực tuyến và sử dụng Internet.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của bộ.

“Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu xảy ra các tình huống tiêu cực, giáo viên, học sinh sinh viên, cha mẹ học sinh sinh viên và cán bộ quản lý cần cung cấp thông tin kịp thời tới lãnh đạo nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, Bộ nhấn mạnh.

Clip sex, thông tin xấu độc, chiêu trò phá hoại khi dạy học online

Trước đó, trên các diễn đàn, cộng đồng giáo viên và phụ huynh cùng nhiều phương tiện truyền thông đã chia sẻ những tình huống “khó đỡ”, thậm chí choáng váng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học online tại Việt Nam. Theo đó, kẻ xấu không chỉ đột nhập vào lớp học, phá hoại, tung thông tin xấu độc, quấy rối thầy và trò với các hành vi gây ồn ào, chửi tục, vẽ bậy mà còn có hàng loạt video clip sex bị phát tán rộng rãi ngay trong lớp học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cho học sinh cả nước nghỉ hết tháng 2

 Điều đáng nói là hiện tượng này xảy ra nhiều lần, ở nhiều lớp học và nhiều địa phương trên cả nước. Thậm chí, một số nền tảng học – thi trực tuyến của Việt Nam cũng bị hacker tấn công.

Điển hình như vụ việc ngày 10/4 vừa qua, khi một cô giáo dạy Toán tại một trường THCS chia sẻ những vụ việc gây lo ngại khi phải dạy online qua Zoom. Cụ thể, cô giáo này đã phát hiện hàng loạt clip sex trong giờ dạy trực tuyến của mình.

Theo những chia sẻ của cô giáo này, tình huống gần nhất cô gặp phải là chứng kiến hàng loạt clip sex ngay trong giờ học online. Khi vào lớp, cô đã yêu cầu học sinh để họ và tên đầy đủ trong Zoom thì mới duyệt vào phòng, khóa micro của học sinh trong phòng học, khóa tính năng chia sẻ màn hình của thành viên trong lớp học.

Tuy nhiên, trong buổi học đó, có 5 người lạ vào lớp học đã để tên giống 5 với 5 học sinh khác trong lớp của cô. Vì thế, lúc duyệt thành viên, cô đã đồng ý cho vào phòng học online.

Thế nhưng, chỉ một lúc lúc sau, 5 người này đồng thời mở clip sex lên. Dù không share được màn hình nhưng 5 tài khoản này bật camera lên và quay vào một màn hình khác để phát clip sex khiến cả lớp tán loạn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc - Sputnik Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cho học sinh cả nước nghỉ hết tháng 2

Cô giáo cũng bị bất ngờ, choáng váng và phải mất khoảng vài phút để xóa những tài khoản xấu kia. Tuy nhiên, lúc này các tài khoản bị đột nhập vẫn tiếp tục phát clip sex dung tục nên cô buộc phải dừng buổi học.

Sau khi điều tra tìm hiểu, cô biết được một vài học sinh trong lớp đã lên một nhóm trên Facebook gửi tài khoản đăng nhập và mật khẩu của lớp học cho nhóm bạn để nhóm này vào phá lớp.

Bản Zoom miễn phí sẽ bị giới giới hạn 40 phút cho một lần truy cập, sau đó lại đăng nhập lại nên những kẻ xấu đã có cơ hội vào phá lớp học.

Tuy nhiên, vụ việc khiến nhiều thầy cô cảm thấy lo lắng vì nguy hiểm nhất là khi giáo viên đang share màn hình để giảng bài, giáo viên sẽ không nhìn thấy tất cả camera của học sinh. Lúc này học sinh mà bật các clip phản cảm lên thì cô không hề biết, trong khi các bạn khác thì lại xem được.

Ngoài chuyện phát tán clip nóng, nhiều tình huống khi học sinh bật camera, điện thoại di chuyển, có thể nhiều em sơ ý bị hở nhiều phần nhạy cảm khi mặc váy ngắn hay ăn mặc không chỉnh tề, các bạn có thể nhanh tay chụp được, hình ảnh xấu lại bị phát tán.

Nói về cách khắc phục tình trạng trên, một số giải pháp đang được nhiều giáo viên thực hiện như không cho học sinh vẽ bậy lên bài giảng khi share screeen, khóa mute, khóa chức năng chát, khóa phòng Zoom sau giờ dạy 15 phút, học sinh đăng nhập khai tên và mã số học sinh, điểm danh bắt đầu dạy và gọi học sinh phát biểu cộng điểm khuyến khích, lập nhóm quản trị khi dạy ở đơn vị lớp gồm lớp trưởng và bí thư kịp thời thông tin quá trình dạy. Tuy nhiên, những giải pháp này đều không triệt để.

Về vấn đề này, nền tảng học- thi trực tuyến 789.vn của Việt Nam trong 5 ngày liên tiếp từ ngày 8 tháng 4 đến 12 tháng 4 đã bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) với các IP tổ chức tấn công được xác định phần lớn là ở nước ngoài, và cũng có một số điểm phát động tại Việt Nam.

thanh niên Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bộ GD&ĐT điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020

Theo đại diện của nền tảng này cho biết, từ 1h sáng 8/4 đến 23h ngày 10/4, 789.vn ghi nhận 3 cuộc tấn công DDoS liên tiếp, đỉnh điểm vào lúc 1h sáng 8/4, hệ thống ghi nhận hơn 2,8 triệu yêu cầu kết nối truy cập cùng lúc nhằm làm tê liệt hệ thống. Sự việc kéo dài trong 2 tiếng và đã được đội ngũ kỹ thuật nhanh chóng ứng phó, xử lý khắc phục.

Trong hai ngày 9 và 10/4, cũng bằng hình thức như trên, hệ thống 789.vn ghi nhận thêm 2 cuộc tấn công nhưng yếu hơn, do đã được các kỹ sư của 789.vn lên các kịch bản ứng phó, và hệ thống bị chậm lại nhưng không bị tê liệt như cuộc trước đó. Các ngày 11 và 12/4 các cuộc tấn công chỉ còn ở mức thăm dò và tìm điểm yếu để tấn công.

“Ngay sau khi sự việc diễn ra, chúng tôi đã có thông báo đến các trường, có những trường đã phải dời lịch kiểm tra online toàn trường. Đây là sự việc đáng tiếc, làm ảnh hưởng đến 200.000 học sinh đang theo học, 40.000 giáo viên đang sử dụng nền tảng học - thi trực tuyến 789.vn”, ông Huỳnh Quốc Thắng, CEO của nền tảng học- thi trực tuyến 789.vn cho biết.

Giám đốc Công nghệ (CTO) của nền tảng này, ông Hoàng Trung ngày 13/4 cho hay, hệ thống đã hoàn toàn được khắc phục 100% và hoạt động ổn định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала