Việt Nam xem xét hạ nguy cơ dịch Covid-19

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNNgười dân tập thể dục vào cuối giờ chiều ngày 20/4 (ảnh chụp lúc 17h39p).
Người dân tập thể dục vào cuối giờ chiều ngày 20/4 (ảnh chụp lúc 17h39p). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bản tin phát lúc 18h ngày 20/4 của Bộ Y tế cho biết, đã 4,5 ngày qua Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc coronavirus mới, đồng thời, hiện chỉ còn 54 bệnh nhân đang được điều trị Covid-19.

Về chế độ cách ly xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2 ở Việt Nam có chuyển biến tốt, cần nới lỏng từng bước nhưng phải kiểm soát đúng mức để không xảy ra tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch nCoV bùng phát trở lại.

Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam
Quốc hội bàn đại sự thời Covid-19: Lập Bộ Thanh niên, phê chuẩn EVFTA, Luật PPP
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho hay, tính đến 18h chiều nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc chủng mới virus corona nào. Đồng thời, đã có 12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh/xuất viện hôm nay 20/4, nâng tổng số ca điều trị khỏi của Việt Nam lên thành 214 người.

Trong số 12 bệnh nhân này, có 7 bệnh nhân xuất viện từ Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình: Đó là các ca bệnh số 164, số 165, số 180, số 181, số 182, số 230, số 240.

Hai trường hợp ra viện ở Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP.HCM) là các bệnh nhân số 224 và 236.

Hai bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo- Hà Tĩnh (các ca bệnh số 210 và 238).

Đồng thời, bệnh nhân số 228 tại Bệnh viện Đa khoa Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cũng đã được công bố xuất viện và khỏi bệnh.

© Ảnh : Đức Phương - TTXVNLãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình chúc mừng các bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh.
Việt Nam xem xét hạ nguy cơ dịch Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình chúc mừng các bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh.

Hiện Việt Nam chỉ còn 54 bệnh nhân đang được cách ly điều trị tại 9 cơ sở y tế. Số ca xét nghiệm âm tính lần 1 là 14 người và số trường hợp đã ít nhất hai lần âm tính với coronavirus là 7 người.

Việt Nam sẽ xem xét hạ nguy cơ dịch Covid-19?

Chiều 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Xét nghiệm nhanh vi rút SARS - CoV-2 cho tiểu thương chợ đầu mối. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thử nghiệm vắc-xin ngừa lao để chống Covid-19?

Sau hơn 4 ngày Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc nCoV mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, biểu dương nhiều địa phương đã quyết liệt trong phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ nên tình hình dịch đang được kiểm soát tốt hơn.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch đã huy động hiệu quả trí tuệ của các chuyên gia đưa ra nhiều chủ trương, đề xuất nhiều biện pháp với Chính phủ để xử lý kịp thời nhiều vấn đề cụ thể.

“Tình hình đã tốt hơn trước rất nhiều và cần phải nới lỏng một bước, nhưng phải có kiểm soát đúng mức, để không có tình trạng chủ quan coi thường dẫn đến dịch quay lại. Chúng ta tiếp tục thực hiện chủ trương, đến ngày 22/4 sẽ đưa ra biện pháp  mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.
“Hôm nay mới là 20/4 nên các địa phương tiếp tục thực hiện tiếp các chỉ đạo lần trước đến ngày 22/4. Nhìn tình hình đến nay, có thể nói chỉ còn 2 thành phố thuộc nhóm có nguy cơ cao và đến 22/4 chúng ta sẽ xem xét”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nêu rõ.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Việt Nam xem xét hạ nguy cơ dịch Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Trong sáng 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế-xã hội ba tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm của chín tháng cuối năm. Tại đây, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, sẽ xem xét việc hạ nguy cơ nếu dịch được kiểm soát tốt nhưng tuyệt đối không được lơ là chủ quan.

Sở Y tế lập 10 tổ công tác, bố trí 10 trạm test nhanh COVID-19 trên địa bàn - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bước vào ngày thứ 4 không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19

Về nhóm các tỉnh, thành phố có nguy cơ, người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ, hiện số lượng địa phương đã giảm xuống, chỉ còn khoảng 5-6 tỉnh. Tại cuộc họp tới, các nhóm địa phương nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp cũng sẽ được xem xét để điều chỉnh. Do đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, Ban Chỉ đạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ để tại cuộc họp vào ngày 22/4 tới sẽ có sự phân loại các địa phương theo các cấp độ đang áp dụng. Nếu tình hình an toàn thì nhiều địa phương có thể được hạ thấp nguy cơ.

Khả khả năng lây nhiễm vẫn còn cao, tất cả các địa phương, hệ thống chính trị cũng như người dân vẫn phải tiếp tục kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch là phát hiện, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả. Từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, nhưng không được lơ là, chủ quan, thoả mãn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu Chính phủ, việc thực hiện chế độ cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 là đúng đắn, đây cũng là giải pháp quan trọng ngăn ngừa dịch bệnh thời gian qua, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách khác.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục thực hiện các biện pháp cách ly và các biện pháp khác theo quy định như phát hiện, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, điều trị, dập dịch. Tiếp tục thực hiện cách ly những người nhập cảnh vào nước ta, nhanh chóng phát hiện các ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch hiệu quả. Ứng dụng công nghệ mới trong tìm vết các ca có nguy cơ lây nhiễm.

Các địa phương tiếp tục lưu ý người dân thực hiện tốt việc đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người khi không cần thiết, nhất là các lễ hội, sự kiện thể thao, sở thú. Ở một số địa phương các phương tiện công cộng được phép hoạt động thì phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là giữ khoảng cách cần thiết trên xe.

Người đứng đầu Chính phủ dẫn chứng như Quảng Nam có địa bàn rộng trên 13.000km2 hay Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn, nên từng tỉnh, thành phố phải xác định nguy cơ cụ thể của từng huyện, xã, thậm chí là thôn, bản khu vực dân cư địa phương.

“Còn nơi nào có nguy cơ dịch bệnh vẫn phải thực hiện cách ly xã hội nghiêm ngặt. Chúng ta tiến đến một tình hình bình thường sắp tới nhưng bình thường trong điều kiện mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Cũng tại cuộc họp chiều nay, về các kiến nghị của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế sửa đổi Nghị quyết số 20 về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19 (theo hướng tăng cường xuất khẩu trên cơ sở chúng ta đã có cơ số dự trữ cần thiết).

Sản xuất sợi tại Công ty Cổ phần Đồng Phát (Hà Nội) thuộc nhóm hoạt động sản xuất được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất - Sputnik Việt Nam
Hà Nội ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trị việc tiếp tục giao nhiệm vụ cho Tổ 4 người gồm Thứ trưởng các Bộ Y tế, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Quốc phòng phối hợp quyết định cho phép các chuyến bay đơn lẻ đón người về Việt Nam, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam, khả năng tổ chức tiếp nhận, cách ly và tổ chức các chuyến bay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cho các địa phương tổ chức đi học trở lại đảm bảo an toàn và yêu cầu Bộ chuẩn bị phương án báo cáo về kịch bản thi THPT thời gian tới.

Bộ Quốc phòng: Quân đội chưa có ca mắc Covid-19

Báo cáo tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều nay, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Trần Đơn thông tin đến Thủ tướng và các đại biểu cho biết, sau đợt cao điểm tham gia thực hiện nhiệm vụ cách ly, hiện toàn quân đang tổ chức rút kinh nghiệm, sắp xếp lại các điểm, vị trí cách ly. Toàn quân vẫn ổn định sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

Xe chuyên dụng chở bệnh nhân COVID-19 số 68 về nhà và tiếp tục cách ly 14 ngày theo quy định. - Sputnik Việt Nam
Nhân viên Công ty Trường Sinh dương tính trở lại với Covid-19 sau khi ra viện

Bộ Quốc phòng đồng thời cũng chỉ đạo toàn bộ lực lượng trong toàn quân rà soát, xét nghiệm với lực lượng trực tiếp tiếp xúc, phục vụ trong các khu cách ly.

“Rất mừng trong quân đội tính đến thời điểm này chưa có ca nào dương tính. Đồng thời, Bộ vẫn chỉ đạo chuẩn bị các khu cách ly, phối hợp với địa phương để chuẩn bị cách ly người dân từ Lào, Campuchia, phía Tây nam về. Hiện công việc này đã hoàn tất, trong mọi trường hợp có thể ứng phó được”, Thượng tướng Trần Đơn báo cáo.

Theo thông tin Thượng tướng Trần Đơn cung cấp, tuần vừa qua, các đơn vị đã đón ba chuyến bay đưa người Việt từ châu Âu về nước. Các điểm cách ly của Bộ Quốc phòng đã tiếp nhận và triển khai cách ly với điều kiện, yêu cầu cao, đặc biệt hơn, bảo đảm số cách ly này tuyệt đối an toàn theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Nhân viên y tế của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC Hà Nội) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh) ngày 11/4/2020. - Sputnik Việt Nam
Vì sao Việt Nam chính là nước chiến thắng sau đại dịch Covid-19?

Nhận định dù những ngày qua chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Việt Nam tuyệt đối không nên chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

“Thực tế chúng ta vẫn chưa  hiểu và đánh giá được hết loại virus này về mức độ lây lan cũng như tác hại của nó, do vậy tốt nhất vẫn phải đề phòng”, Thượng tướng Trần Đơn nêu rõ.

Nhận định dịch bệnh còn kéo dài chứ không chỉ một sớm một chiều, theo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch của Bộ Quốc phòng, vấn đề giãn cách xã hội cần phải tính toán kỹ, phải có phương án đầy đủ để có thể áp dụng với các cấp ngành, các lực lượng sản xuất, doanh nghiệp, học sinh, các khu tập trung đông người cần áp dụng biện pháp chống dịch một cách chặt chẽ, quyết liệt.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị cần duy trì tinh thần chống dịch ở mức độ cao, áp dụng các biện pháp đảm bảo một cách nghiêm ngặt. Song song với đó có thể nghiên cứu nới lỏng các biện pháp để xã hội có thể dần thích nghi, vừa chống dịch vừa lao động sản xuất trong điều kiện có dịch, nghĩa là chung sống hòa bình, an toàn với dịch, dần tạo ra sự miễn dịch cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng coi đây là giải pháp khả thi, sẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ.

“Dĩ nhiên phải có giải pháp cần thiết phù hợp, từ tư duy làm việc, tính toán ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số có thể đáp ứng yêu cầu vừa chống dịch vừa đáp ứng yêu cầu sản xuất”, đồng chí Trần Đơn phát biểu.

Về vấn đề từng bước triển khai đưa người Việt Nam ở nước ngoài về, theo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch của Bộ Quốc phòng, có thể cân nahức giải pháp mỗi tuần đưa vài chuyến với điều kiện các đối tượng công dân thực sự có nhu cầu, thực sự cần thiết và giải quyết dần dần.

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của người dân thôn Đông Cứu. - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Cảm ơn Việt Nam

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cũng đề nghị các địa phương, đơn vị phía Tây Nam cần chủ động để khi tình huống đột biến có thể giải quyết, ngăn chặn được dịch bệnh từ bên ngoài cùng nhiều vấn đề khác.

Theo đồng chí Trần Đơn, nếu có điều kiện, Chính phủ nên nới lỏng sớm hoặc để đến 30/4 đối với những nơi nguy cơ cao (Hà Nội, TPHCM).

“Thủ tướng cũng nên sớm ban hành Chỉ thị mới áp dụng thống nhất, đồng bộ trong cả nước, đáp ứng yêu cầu chống dịch đồng thời với phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị xã hội”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала