Nhà sinh vật học nói về cuộc sống của những loài động vật bị nghi lây truyền coronavirus

© AP Photo / Firdia LisnawatiTê tê Trung Quốc tại vườn quốc gia Việt Nam.
Tê tê Trung Quốc tại vườn quốc gia Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nhà khoa học nghi ngờ tê tê và cầy hương lây truyền coronavirus cho người; trong số đó, tê tê là mặt hàng phổ biến nhất trong thị trường buôn bán động vật hoang dã trên thế giới và cầy hương bị tiêu diệt ở Trung Quốc sau dịch SARS, thành viên Hội nghị công ước LHQ trong lĩnh vực bảo vệ động vật Maria Vorontsova cho biết.

Hàng ngàn cái vảy

White Rhinoceros - Sputnik Việt Nam
Con tê giác đen già nhất của Tanzania vừa chết
"Một tên gọi khác của tê tê là Manis (chi tê tê). Chúng có thể cuộn tròn như một con nhím trong hình dạng quả bóng... Chúng có một cái đuôi dài mạnh mẽ và chúng có thể trèo cây. Và mặc dù trông giống như những con khủng long nhỏ, chúng là động vật có vú, sinh con, nuôi bằng sữa", - bà Vorontsova nói.

Nhà sinh vật học cho biết, có tám loài tê tê trên thế giới: bốn loài sống ở vùng nhiệt đới châu Á, phần còn lại ở châu Phi. Tuy nhiên, hai loài sống ở châu Á gần như bị tuyệt chủng. Chúng được liệt kê trong danh sách bảo tồn quốc tế như loài vật đang trên bờ vực tuyệt chủng.

"Tê tê là loài động vật được giao dịch nhiều nhất trên thị trường quốc tế. Hàng trăm ngàn vảy tê tê chiếm số lượng lớn trên thị trường buôn bán động vật quốc tế, chủ yếu là bất hợp pháp. Chỉ có vây cá mập mới có thể cạnh tranh với mặt hàng vảy tê tê", - bà Vorontsova nói thêm.

Bà giải thích rằng tê tê được sử dụng trong y học cổ truyền phương Đông để điều trị chứng động kinh, hysteria và nhiều bệnh khác.

Cà phê từ cầy hương

Ngoài ra, trong các giả thuyết về phương pháp lây truyền coronavirus sang người từ động vật, cầy hương cũng đã được đề cập, thịt của chúng có thể ăn được.

Hươu cao cổ tại Sở thú Berlin. - Sputnik Việt Nam
Sở thú Berlin phẫn nộ với đề xuất giết động vật vì COVID-19
"Cầy hương là loài động vật quyến rũ. Chúng sống trong các khu rừng cận nhiệt đới ở châu Phi và Đông Nam Á. Chúng là loài sống về đêm, động vật có vú và động vật ăn thịt. Dân địa phương ăn cầy hương và chúng được bán với số lượng lớn ở các thị trường. Không giống như tê tê, cầy hương có thể được nuôi và nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt", - bà Vorontsova nói.

Bà nói thêm rằng ở châu Á, bao gồm cả Borneo và Bali, cầy hương được nhốt trong chuồng trên các đồn điền cà phê. Ở đây người ta cho chúng ăn quả cà phê, sau đó thu gom phân của chúng, làm sạch cà phê và bán.

Bà Vorontsova nói: "Người ta tin rằng loại cà phê này có hương vị tuyệt vời. Những con vật này bị nhốt trong chuồng và điều này không có gì tốt cho chúng. Một lần nữa, đây là nguồn lây truyền virus từ động vật sang người".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала