Việt Nam: Làm thế nào để bảo vệ kinh doanh vừa và nhỏ trong cơn đại dịch?

© Ảnh : Thanh Tùng - TTXVNNhiều cửa hàng cà phê trên phố Lạc Trung mở cửa phục vụ khách từ sáng 23/4
Nhiều cửa hàng cà phê trên phố Lạc Trung mở cửa phục vụ khách từ sáng 23/4 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Coronavirus tiếp tục lây lan nhanh chóng khắp hành tinh. Do đại dịch, nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng kể từ Thế chiến II, - như nhiều chuyên gia nhận định.

Các tổ chức tài chính và kinh tế ở những nước khác nhau đưa ra dự báo khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển tình hình - từ vừa phải ôn hoà cho đến viễn cảnh…tận thế.

Dự báo của IMF dựa trên cơ sở kịch bản lạc quan cho rằng đang gần tới mốc chấm dứt đại dịch Covid-19. Nếu như đỉnh điểm lây nhiễm ở hầu hết các nước diễn ra vào mùa hè, đến bán niên thứ hai của năm nay coronavirus bắt đầu thoái lui và việc cách ly kiểm dịch dần được dỡ bỏ, thì nền kinh tế của các nước phát triển sẽ sụt giảm 6% trong năm nay, còn các nước đang phát triển - 1%.

Việt Nam là chiến sĩ tiên phong chống đại dịch của hành tinh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam yêu cầu giảm giá điện, nước, lương thực, thịt lợn

Trong bối cảnh hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh và hàng chục ngàn người tử vong ở Mỹ và các nước phương Tây, thậm chí cả ở các nước láng giềng trong khu vực, thì Việt Nam rõ ràng nổi bật với xác nhận 270 trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 và 0 ca tử vong (theo dữ liệu thứ Sáu 24 tháng 4). Những biện pháp kiên quyết và kịp thời của ban lãnh đạo đất nước, tình thần chấp hành kỷ luật và đoàn kết của người dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại kẻ thù chung vô hình nhưng khủng khiếp xứng đáng được WHO đánh giá cao và nhận sự ngưỡng mộ của giới chuyên gia và báo chí nước ngoài. Thực tế số lượng thấp về người mắc bệnh và tương ứng là các bệnh viện không bị quá tải, tất nhiên giảm nhẹ mức căng thẳng của tình hình. Nhưng đóng cửa biên giới, hạn chế giao lưu đường không và giãn cách xã hội – những biện pháp cần thiết để chống lại sự lây lan coronavirus – cũng đồng thời còn có mặt khác là làm suy yếu các khối quan trọng của nền kinh tế như hàng không, du lịch và dịch vụ, thương mại và xây dựng. Thêm vào đó, sự gián đoạn trong chuỗi sản xuất thế giới, trong đó Việt Nam là nước tham gia tích cực, đã dẫn đến sụt giảm đáng kể trong công nghiệp và xuất khẩu, mặc dù trong quý I năm 2020, GDP Việt Nam đạt tăng trưởng 3,8%. Đây là chỉ số thấp nhất những năm gần đây, dù hoàn toàn không tồi so với các nước khác. Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) công bố "Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO 2020)", nhận định rằng do đại dịch, kinh tế Việt Nam đang gặp khó về cả nguồn cung lẫn nhu cầu. Ngân hàng Thế giới cho rằng năm 2020 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 1,5% đến 4,9%, tùy thuộc vào kịch bản. Đến năm 2021, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP 7,3%.

Gồng mình trong cơn khó

Nguồn gạo cho cây ATM gạo miễn phí này do gia đình và bạn bè thân quen của anh Lê Hải Tùng cung cấp và sẽ duy trì ít nhất trong vòng một năm để có thể giúp đỡ được nhiều người nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang.  - Sputnik Việt Nam
Xuất khẩu gạo: Thủ tướng yêu cầu thanh tra đột xuất, Bộ Công an điều tra

Chịu thiệt hại lớn nhất do cơn đại dịch coronavirus là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo dự báo của Phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với cảnh tiếp diễn đại dịch, một nửa số doanh nghiệp loại này sẽ chỉ có thể tồn tại trong 6 tháng và 1/3 chỉ sống sót được 3 tháng. Theo kết quả khảo sát gần đây nhất của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) với 1.200 doanh nghiệp, nếu như Covid-19 kéo dài nửa năm, 74% doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với phá sản. VCCI thông báo rằng, lần đầu tiên sau nhiều năm, có hiện tượng số lượng doanh nghiệp rơi khỏi thị trường vượt quá số lượng doanh nghiệp mới tái lập. Các chuyên gia từ Đại học Kinh tế Quốc dân Việt Nam trình bày phân tích và dự báo về nền kinh tế của đất nước, theo báo cáo này, 65,5% doanh nghiệp liên tục cắt giảm kinh phí hoạt động; 35,3% doanh nghiệp buộc phải giảm cơ số nhân công; 34,0% phải giảm lương công nhân và 34,5% doanh nghiệp buộc phải cho nghỉ phép không lương; 44,7% doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh; 34,7% doanh nghiệp chọn giải pháp ngừng hoạt động sản xuất và thương mại để chờ qua thời điểm khó khăn còn 15,1% doanh nghiệp tìm cách thay đổi hình thức sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới.

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp

Hiểu mức độ nghiêm trọng của tình hình, ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam xúc tiến hàng loạt biện pháp quan trọng để giảm "sốc", hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã có chỉ thị hoãn thanh toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế thuê đất, cho doanh nghiệp vay không lãi để thanh toán tiền lương nhân viên… Khoảng 180 nghìn tỷ VND được dự kiến phân bổ cho công việc này và 98% doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giải pháp trên.

© Ảnh : Hồ Cầu-TTXVNChế biến gỗ trong Khu công nghiệp Cam Thành, huyện Cam Lộ
Việt Nam: Làm thế nào để bảo vệ kinh doanh vừa và nhỏ trong cơn đại dịch? - Sputnik Việt Nam
Chế biến gỗ trong Khu công nghiệp Cam Thành, huyện Cam Lộ

Cùng với giảm tỷ lệ lãi cho các khoản vay kinh doanh, thời gian đáo hạn lãi kéo dài, phân bổ 62 nghìn tỷ VND hỗ trợ những người mất việc…là quyết sách được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Công bố tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội, lệ phí công đoàn, giảm tiền điện nước, rà soát và lược bớt thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở khảo sát tham vấn trong giới doanh nhân ở nhiều cấp độ khác nhau, các chuyên gia từ Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất bổ sung những biện pháp sau: thay vì hoãn sẽ giảm thuế và miễn thuế tạm thời, ổn định giá nguyên liệu, hủy bỏ lệ phí cơ sở hạ tầng... Quyết tâm hàng đầu vào thời điểm này là đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất thực phẩm và những nhu yếu phẩm cơ bản. Các doanh nghiệp chuyên cung cấp những loại hàng hóa này cần được theo dõi cẩn thận song hành với nhận biện pháp hỗ trợ cần thiết để không xảy ra ngắt quãng gián đoạn trong sản xuất và cung ứng. Cần gia hạn nhận lĩnh bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động bị mất việc làm trong thời gian dài.

Vinamilk trao 76.500 ly sữa cho trẻ em tỉnh Vĩnh Long - Sputnik Việt Nam
Vinamilk xuất khẩu lô sữa đặc đầu tiên sang Trung Quốc

Ở những nước khác nhau cũng đang có nhiều biện pháp khác nhau được thực thi nhằm hỗ trợ cư dân và doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giới thiệu về họ với bài viết riêng trong vài ngày tới.

Còn bây giờ Sputnik xin "trao micro" cho một doanh nhân Việt Nam. TS Đoàn Minh Phú, Giám đốc Chuỗi «Nhà hàng siêu thị Thế Giới Hải Sản» sẽ trình bày tầm nhìn của ông về cách giúp giữ một doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ vượt qua cơn «bão» đại dịch.

TS Đoàn Minh Phú cung cấp dữ liệu cho biết rằng "ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng trên 97% tổng số các doanh nghiệp, hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng trên 40% GDP, giải quyết trên 50% việc làm của nền kinh tế, chiếm trên 15% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, rõ ràng du lịch, dịch vụ là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ dịch Covid-19". Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế chỉ tăng 4,8%, là mức tăng thấp nhất của 2 tháng trong các năm 2016-2020. Lượng khách quốc tế trong tháng 2 năm 2020 chỉ đạt khoảng 1 triệu lượt khách - giảm 49,8% so với tháng trước và giảm 35,8% so với cùng kỳ. Như Bộ trưởng Mai Tiến Dũng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, theo thống kê, ngành du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại 7 tỷ USD vì dịch Covid-19. Doanh nghiệp du lịch, dịch vụ Việt Nam phải đương đầu với những thách thức ra sao? Có giải pháp nào để gỡ khó cho nhóm doanh nghiệp này?

Là người trực tiếp kinh doanh trong ngành dịch vụ ăn uống, TS Đoàn Minh Phú nêu số liệu cho thấy tác hại của đại dịch Covid-19 tới các doanh nghiệp này: Nếu như tháng 1 năm 2020, các nhà hàng giảm doanh thu từ 10% - 20%, thì trong tháng 2, tháng 3 con số đó đã lên đến 50% - 70%. Từ ngày1 tháng 4, theo yêu cầu của Chính phủ, tất cả các nhà hàng phải đóng cửa, ít nhất tới 15 tháng 4. Đồng nghĩa với doanh thu về "0". Có những tốn phí "âm" vì chi cho phòng chống dịch bệnh (khẩu trang, dung dịch rửa tay, phun sát khuẩn nhà hàng), khuyến thị, khuyến mãi…đều tăng.

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNCông nhân sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần May Tiên Hưng
Việt Nam: Làm thế nào để bảo vệ kinh doanh vừa và nhỏ trong cơn đại dịch? - Sputnik Việt Nam
Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần May Tiên Hưng

Trong khi đó, dù vắng khách hay phải đóng cửa không hoạt động trong mùa dịch, các doanh nghiệp thuộc ngành này vẫn phải trả phí thuê mặt bằng vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu VND mỗi tháng. Sức ép trả tiền thuê mặt bằng và dự đoán lo ngại rằng sau khi dịch kết thúc thì nhu cầu ăn uống cũng sẽ giảm đã khiến cho nhiều chủ nhà hàng cực chẳng đã phải trả lại mặt bằng, cho nhân viên nghỉ việc, "đắng lòng" chấp nhận "cuốn theo chiều gió" nhiều tỷ đồng đã đầu tư.

Cầm cự vượt qua đại dịch

Không đầu hàng khó khăn, hệ thống Nhà hàng Siêu thị Thế Giới Hải Sản lập tức xây dựng các mục tiêu chiến lược gồm: Bảo lưu việc làm cho nhân viên; duy trì hoạt động; giảm bớt phần nào thua lỗ; không mất thanh khoản hay khủng hoảng dòng tiền; chuẩn bị sẵn sàng phục hồi kinh doanh sau dịch.

Để có thể đạt được các mục tiêu đó, ngay từ tháng 1, Thế Giới Hải Sản đã lập tức triển khai: tăng cường biện pháp vệ sinh phòng dịch cho không gian nhà hàng và nhân sự, phấn đấu đảm bảo để "Thế Giới Hải Sản là điểm đến an toàn thứ 2 sau nhà của bạn"; tiết kiệm giảm các chi phí vận hành trong nhà hàng như điện, nước, gas; đóng bớt một số khu vực nhà hàng không phục vụ vì lượng khách giảm quá lớn; kêu gọi đội ngũ nhân viên đoàn kết chia sẻ chấp nhận giảm 30%-40% thu nhập để bớt chi phí nhân sự mà không phải nghỉ việc hàng loạt.

Trong đó, nhân sự cấp càng cao thì càng giảm nhiều và nguyên tắc chung - Việc giảm trừ là tự nguyện.

Cảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã làm phẳng đường cong Covid-19: Kinh tế sẽ ngược dòng ngoạn mục

Nhà hàng trong Chuỗi cũng thường xuyên động viên người lao động chung tay cùng doanh nghiệp vượt khó với tiêu chí con người nhân viên là tài sản quý nhất của doanh nghiệp; tăng các hoạt động khuyến mãi như chương trình "Blue Weekend": Vào thứ Bảy, Chủ nhật giảm giá tới 30, 50, 70% một số mặt hàng được khách hàng ưa chuộng. Lãnh đạo doanh nghiệp tích cực đề nghị đối tác hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng trong điều kiện tình hình bất khả kháng do dịch bệnh. Nếu phải đóng cửa theo yêu cầu của chính quyền, cố gắng tiến hành bảo dưỡng toàn bộ cơ sở vật chất và công cụ sản xuất. Đặc biệt, khẩn trương tái cơ cấu, tổ chức và đẩy mạnh việc bán hàng online, chế biến và phục vụ khách hàng tận nhà...

Điểm thú vị mà TS Đoàn Minh Phú phát hiện là, dù đại dịch gây ảnh hưởng tiêu cực vô cùng nặng nề, song bên cạnh đó cũng làm nổi lên nét tích cực như yêu cầu tất nhiên là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhờ đó uy tín doanh nghiệp được tôn vinh.

Ông Đoàn Minh Phú cho rằng, sau "bão" dịch, các doanh nghiệp làm việc nghiêm túc, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về không gian, sản phẩm, dịch vụ và đặc biệt là Vệ sinh An toàn Thực phẩm chắc chắn có cơ hội khôi phục và phát triển tốt hơn; đồng thời ý thức về Vệ sinh An toàn Thực phẩm của khách hàng và doanh nghiệp, chất lượng của ngành nói chung cũng sẽ được nâng cao. Chèo lái trong đại dịch là dịp để các doanh nghiệp thực hành chống lãng phí, siết chặt quản lý kinh phí, chỉnh đốn đội ngũ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, lành mạnh tài chính; củng cố đội ngũ nhân viên với những người lao động biết trân trọng công việc và nâng cao ý thức đoàn kết xây dựng.

Giảm gánh nặng chi phí mặt bằng, thuế, bảo hiểm

Tuy nhiên, như doanh nhân Đoàn Minh Phú nhận xét, để sống sót qua đại dịch và trở lại thị trường, chỉ riêng nỗ lực của các doanh nghiệp vẫn là không đủ. Cụ thể, với các cơ sở trong ngành dịch vụ ăn uống như Chuỗi "Thế Giới Hải Sản", chi phí thuê mặt bằng là một trong những khoản phí cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn. Nếu bên cho thuê mặt bằng không giảm hoặc miễn tiền thuê trong giai đoạn đại dịch thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Không ngẫu nhiên mà phần lớn nhà hàng buộc phải đóng cửa, tuyên bố phá sản, trả lại mặt bằng, từ đó nạn thất nhiệp sẽ tiếp tục kéo dài, rất nhiều tỷ đồng đầu tư phải vứt bỏ (ví dụ nếu 10.000 nhà hàng đóng cửa, mỗi nhà hàng đầu tư 3 tỷ VND thì con số lãng phí sẽ là 30.000 tỷ VND, số người thất nghiệp là 200.000 đến 300.000 người). Sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ yếu kém hẳn đi khi hình ảnh vể một Việt Nam "Bếp ăn của thế giới" không còn phong phú đa dạng như trước đây.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Covid-19 giáng đòn kinh tế nhưng Việt Nam chưa bao giờ chùn bước trước khó khăn

Ngoài ra, có nguy cơ gia tăng tranh chấp dân sự về hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động, hợp đồng giữa doanh nghiệp với đối tác cung ứng hàng hóa và cho thuê mặt bằng. Ngành dịch vụ ăn uống, đại đa số là doanh nghiệp nhỏ và… siêu nhỏ. Cùng với hỗ trợ gánh nặng mặt bằng, việc gia hạn thời gian nộp, miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, gia hạn hoặc miễn đóng Bảo hiểm xã hội trong giai đoạn này là vô cùng cấp bách.

Vì vậy, việc Chính phủ đưa ra các quy định, hướng dẫn, khuyến nghị, động viên các đơn vị, cá nhân có mặt bằng cho thuê giảm hoặc miễn tiền thuê trong điều kiện bất khả kháng do dịch bệnh gây ra là vô cùng cần thiết.

Để có thể cầm cự đi qua đại dịch Covid-19, doanh nghiệp dịch vụ ăn uống cần được hỗ trợ để giảm gánh nặng chi phí mặt bằng, thuế, bảo hiểm, - ông Đoàn Minh Phú nêu ý kiến. Đồng thời, các cơ quan Chính phủ, các tổ chức hiệp hội cần có những hỗ trợ pháp lý tháo gỡ tranh chấp về hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, hợp đồng giữa các doanh nghiệp với các đối tác cung ứng hàng hóa và cho thuê mặt bằng.

Nếu được Chính phủ và bên cho thuê mặt bằng hỗ trợ, ngành dịch vụ ăn uống có thể sẽ sớm khôi phục hoạt động trở lại. Giá thuê mặt bằng sẽ sớm ổn định trở lại như trước và khi đó chủ cho thuê sẽ lại được hưởng lợi từ giá thuê tăng. Đông đảo người lao động có việc làm giúp cho an sinh xã hội tốt hơn. Du lịch Việt Nam sẽ hồi phục nhanh hơn, góp phần khôi phục kinh tế cả nước.

TS Đoàn Minh Phú nêu nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp trong nước là mong Chính phủ sớm cân đối ngân sách, nhanh chóng phê duyệt các gói hỗ trợ hợp lý cho từng nhóm nghành nghề. Đây sẽ là nguồn động viên lớn lao giúp doanh nghiệp trong nước củng cố niềm tin, lên kế hoạch cụ thể vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động trong dịch, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала