"Ưu thế của thỏa thuận hiện tại (về giảm sản lượng khai thác) là ở chỗ có tất cả các nước sản xuất dầu mỏ tham gia đàm phán, kể cả Hoa Kỳ. Đây chính là sự bảo đảm cho những hành động thành công hơn nữa trên thị trường dầu mỏ", ông nói trong cuộc phỏng vấn với báo Vedomosti.
Theo ông, ngay cả khi Nga và một số nước khác hồi tháng 3 có ký kết được thỏa thuận với OPEC đi chăng nữa, thì họ vẫn sẽ phải xem xét lại thỏa thuận, vì nhu cầu dầu mỏ trên thế giới giảm mạnh do đại dịch, cho nên các thỏa thuận đạt được sẽ không duy trì được lâu.
Nhóm OPEC+ ngày 12 tháng 4 đã nhất trí giảm sản lượng khai thác dầu ở mức 9,7 triệu thùng mỗi ngày trong hai tháng 5 và 6, mức 7,7 triệu thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm 2020 và tiếp theo là 5,8 triệu thùng/ngày từ đó cho đến cuối tháng 4/2022. Cơ sở để khấu trừ sản lượng được thỏa thuận là mức khai thác vào tháng 10 năm 2018, riêng Liên bang Nga và Saudi Arabia cam kết giảm 11 triệu thùng/ngày, nếu tính chung thì mức giảm của họ tương ứng 23%, 18% và 14% theo từng giai đoạn nói trên. Mexico đòi áp dụng các điều kiện riêng: nước này chỉ giảm sản lượng ở mức 100 nghìn thùng mỗi ngày trong tháng 5 và tháng 6, hạn mức 300 nghìn thùng còn lại lẽ ra thuộc về nước này hiện do Hoa Kỳ đảm nhiệm.
Tuy nhiên mặc dù nhóm OPEC+ đã đạt được thỏa thuận về giảm sản lượng, giá dầu WTI của Mỹ giao trong tháng 5 lần đầu tiên trong lịch sử đã giảm xuống giá trị âm vào ngày 20 tháng 4, khi giá giao dịch trên sàn NYMEX khi đó xuống tới âm 40,32 USD/thùng. Tình trạng dầu sụt giá là do nhu cầu về dầu giảm mạnh, các kho chứa ở Mỹ đã đầy. Ngay sau đó tổng thống Mỹ đã chỉ thị xây dựng kế hoạch hỗ trợ các công ty dầu khí của Mỹ.