Bài báo lưu ý rằng các nước hàng đầu của Liên minh châu Âu đã đưa ra các chương trình quy mô lớn để hỗ trợ những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất cũng như những ngành kinh tế bị thiệt hại. Ví dụ như ở Đức và Pháp, có khoảng một nửa số công ty buộc phải để nhân viên nghỉ việc có lương được hưởng chính sách hỗ trợ này.
Không có dữ liệu chính xác về nước Anh, nhưng ở nước này có chương trình hỗ trợ của chính phủ, theo đó áp dụng bồi thường 80% chi phí trả lương công nhân cho các công ty nộp đơn xin hỗ trợ.
Cách tiếp cận này về cơ bản khác với các phương pháp của Hoa Kỳ, nơi chính quyền không đặt ra mục tiêu duy trì việc làm bằng mọi giá. Kết quả là trong hai tháng qua ở nước này ghi nhận con số kỷ lục - có thêm 30 triệu người thất nghiệp. Các chương trình quy mô lớn của Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính đề ra biện pháp trả trợ cấp và cho vay ưu đãi đối với những người có nhu cầu, tuy nhiên vẫn không thể ngăn được làn sóng thất nghiệp ở Mỹ, các tác giả nhận xét.
Bên cạnh đó, chính sách của các nước châu Âu có thể quá tốn kém đối với ngân sách quốc gia của họ. Chính vì hiểu rõ điều này nên các chính phủ đang tìm cách dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế chống dịch và phát triển kế hoạch phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp, tuy nhiên không loại trừ việc phải duy trì các khoản hỗ trợ trong nhiều tháng nữa, dù ở hình thức này hay hình thức khác.