«Chúng ta không kiểm soát được nó». Nhà khoa học Nga nói về «hành vi kỳ quặc» của SARS-CoV-2

© Sputnik / Press Service of the Moscow Department of Health / Chuyển đến kho ảnhCác nhân viên y tế trong tổ hợp bệnh viện ở Kommunarka
Các nhân viên y tế trong tổ hợp bệnh viện ở Kommunarka - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngay từ trước khi bùng phát đại dịch toàn cầu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chủng coronavirus mới, nói cho cùng, không phải là cái gì hoàn toàn mới, mà nó thuộc về một loài đã được biết đến trước đây.

Đóng góp đáng kể cho khám phá này là công trình do nhóm chuyên gia của GS Alexandr Gorbaleni từ Khoa Sinh học và Tin sinh học tại ĐHTH Quốc gia Matxcơva mang tên M.V. Lomonosov và Trung tâm Y học thuộc ĐHTH Leiden (Hà Lan) thực hiện. GS Alexandr Gorbaleni đã kể với Sputnik về đặc tính của coronavirus, mối nguy hiểm của nó đối với con người khi lây truyền sang vật chủ mới.

Sputnik: Cái gì khiến cho loại virus này trở nên thích ứng với cộng đồng cư dân nhân loại?

- Chúng ta đã rõ rằng SARS-CoV-2 ít gây bệnh hơn so với đồng chủng SARS-CoV, cũng như với họ hàng xa hơn của nó là MERS-CoV, tức là không tích hoạt gây bệnh ở người. Nhưng đồng thời, nó lại dễ lây lan hơn. Điều đó gây khó cho việc kiềm chế lây nhiễm bằng các phương tiện cách ly nhẹ nhàng. 

© Sputnik / Brian Smith / Chuyển đến kho ảnhXe lạnh chuyển thành nhà xác di động trên phố Brooklyn trong nền cảnh tượng nữ thần tự do, New York
«Chúng ta không kiểm soát được nó». Nhà khoa học Nga nói về «hành vi kỳ quặc» của SARS-CoV-2 - Sputnik Việt Nam
Xe lạnh chuyển thành nhà xác di động trên phố Brooklyn trong nền cảnh tượng nữ thần tự do, New York

Sputnik: Liệu đã rõ là đặc tính nào của bộ gen SARS-CoV-2 làm nó thành nguy hiểm?

– Tính lây nhiễm và mầm bệnh do bộ gen SARS-CoV-2 kiểm soát, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể gắn kết điều này với những phần cụ thể bằng thay thế nucleotide. Cần lưu ý là các đặc tính gây bệnh của virus có thể biến đổi sau vài ba sự thay thế trong bộ gen. Vaccine và các chủng hoang dã thường khác nhau rất ít về mặt di truyền, nhưng một số được sử dụng để bảo vệ cơ thể, số khác lại có thể dẫn đến bệnh tật. 

Xét nghiệm coronavirus - Sputnik Việt Nam
Bước đột phá trong cuộc chiến chống COVID-19? Các nhà khoa học Đức tạo và chọn lọc kháng thể nhân tạo

Các nhà khoa học đã xác định được thành tố di truyền cần thiết cho SARS-CoV-2 để xâm nhập vào tế bào người. Nhưng rõ ràng như vậy vẫn chưa đủ cho sự phát triển bệnh, vì thành tố tương tự cũng đã hiện diện trong một chủng coronavirus khác là HCoV-NL63, tồn tại lâu dài trong cộng đồng người mà không gây ra bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

Không nên quên rằng COVID-19 là căn bệnh phát triển do kết quả sự tương tác của virus với cơ thể người, chứ không thuần tuý chỉ là do tác động gây bệnh của SARS-CoV-2. Đó là lý do tại sao có thể bị lây nhiễm nhưng đồng thời không phát bệnh. 

Sputnik: Vậy coronavirus cổ xưa đến chừng nào, thưa GS? 

- Trong sinh học, thường sử dụng kết quả phân tích các mẫu hóa thạch để xác định niên đại xuất hiện và tiến hóa của một loài. Với trường hợp chủng coronavirus, ta không có mẫu như vậy. Theo ước tính gián tiếp thu được qua con đường phân tích máy tính với tích lũy đột biến của protein bảo tồn, các coronavirus xa nhất khác nhiều những loài đa bào phân tách từ tổ tiên chung vào hàng trăm triệu năm về trước. Mặc dù đã rõ là đột biến của virus tích lũy tương đối nhanh, nhưng không loại trừ là tổ tiên của họ coronavirus gốc và tổ tiên chủ sở hữu hiện tại của chúng đã phát sinh vào cùng thời điểm cách đây hàng triệu năm. 

Las Vegas, Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam
«Hộ chiếu miễn dịch» và xét nghiệm virus. Những gì chờ đợi du khách muốn «khám phá» nước Mỹ

Sputnik: Điều gì đã xảy ra với coronavirus khiến chúng đột nhiên «tấn công» chúng ta?

- Thông thường các coronavirus cùng tồn tại với cá thể của một loài vật chủ, nhưng trên quy mô tiến hóa sinh học không kém thường xuyên diễn ra sự «nhảy» sang đại diện của một loài khác. Đó không phải là hành động «gây hấn» hay là «cơn khao khát giết chóc». Mà rất có thể là đối với virus đại diện của hai loài, nói một cách tương đối, thì «vật chủ cũ» và «mới» chẳng mấy khác nhau.

Hiện chưa biết chính xác những sự kiện nào dẫn đến lây nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên ở người. Có thể giả định rằng hàng loạt yếu tố góp phần vào điều này, bao gồm những biến đổi trong bộ gen virus, sự gần gũi về mặt thể trạng của các «vật chủ cũ» và «mới», kích thước và mật độ bố trí của quần thể cũng như sự kết hợp các yếu tố ngẫu nhiên và nhân bản lan truyền virus. Đã xác định được rằng trong lịch sử virus học hàng trăm năm bây giờ lần đầu tiên ghi nhận sự xâm nhập của một chủng coronavirus mới của loài từng biết đến trước đây vào quần thể người.  

© AFP 2023 / Jung Yeon-JeNhững người đeo khẩu trang đang băng qua ngã tư dành cho người đi bộ ở Seoul, Hàn Quốc
«Chúng ta không kiểm soát được nó». Nhà khoa học Nga nói về «hành vi kỳ quặc» của SARS-CoV-2 - Sputnik Việt Nam
Những người đeo khẩu trang đang băng qua ngã tư dành cho người đi bộ ở Seoul, Hàn Quốc

Sputnik: Vậy chẳng lẽ dịch SARS-CoV không phải là cuộc xâm nhập đầu tiên hay sao?

- Quả thực dịch bệnh SARS-CoV đã là tương tác đầu tiên được biết đến của loài Severe acute respiratory syndrome-related coronavirus (coronavirus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính) với con người. Tuy nhiên, 17 năm trước chỉ có chưa đầy 10 nghìn người nhiễm bệnh. Con số này là rất không đáng kể so với số cư dân Trái đất hơn 7 tỷ. Khi đó tất cả các trường hợp được phát hiện, phong toả và rồi dịch bệnh lui bước.

Hiện giờ quy mô tương tác có khác nhau về nguyên tắc: SARS-CoV-2 xâm nhập vào toàn cộng đồng người, có tình trạng lây nhiễm cho hàng triệu người chưa bao giờ gặp phải. Xét dưới góc độ quy chế miễn dịch của cư dân trên hành tinh chúng ta, đây là thứ virus mới ở người. Có thể chính vì sự mới lạ này đối với cơ thể mà khi nhiễm SARS-CoV-2 bị bệnh nhiều hơn so với nhiễm bốn loại coronavirus thường gặp ở người mà gây bệnh về đường hô hấp tương đối nhẹ. Như đang thấy, SARS-CoV-2 sẽ bám lại với chúng ta mãi mãi. 

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Suwon, Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam
Số người chết vì coronavirus của Trung Quốc vượt quá số nạn nhân của SARS

Sputnik: Tại sao GS lại nghĩ như vậy?

- Thế tại sao SARS-CoV-2 cần biến đi? Chúng ta không kiểm soát được sự phát tán của nó trên hành tinh. Về mặt lý thuyết, khi bắt đầu dịch, nếu với số lượng hạn chế về người nhiễm bệnh và địa bàn cư trú, có thể phong toả cách ly mọi tiếp xúc và ngăn chặn sự lây nhiễm. Đó là những gì đã làm được với SARS-CoV trong thời dịch bệnh trước đây.

Với chủng coronavirus mới, rất khó lặp lại như vậy, bởi đòi hỏi có hiểu biết về «tính lây nhiễm» của nó, sẵn đủ các phương tiện và biện pháp kiểm soát bệnh dịch ở quy mô hành tinh. Thậm chí bây giờ ý niệm về số người nhiễm bệnh trên toàn thế giới vẫn còn khá sơ sài. Xác định chung chung là hàng triệu người, và họ sống ở hầu hết mọi nẻo trên hành tinh chúng ta. Ở đâu có hệ thống y tế vững, có thể làm giảm tốc độ hoặc thậm chí chặn đứng dịch bệnh nhờ cách ly. Ở những nơi khác với hàng tỷ người sinh sống, dịch bệnh chắc hẳn có khả năng tiếp diễn mà không chậm bước và có thể dẫn đến sự bền vững về tuổi thọ của SARS-CoV-2. 

© REUTERS / Adnan AbidiSĩ quan cảnh sát cầm dùi cui với người vi phạm cách ly ở New Delhi, Ấn Độ
«Chúng ta không kiểm soát được nó». Nhà khoa học Nga nói về «hành vi kỳ quặc» của SARS-CoV-2 - Sputnik Việt Nam
Sĩ quan cảnh sát cầm dùi cui với người vi phạm cách ly ở New Delhi, Ấn Độ

Thử giả định là có gì đó tương tự đã xảy ra với những chủng coronavirus gây bệnh đường hô hấp khác trong quá khứ. Sự song hành này cho phép hy vọng rằng ngay cả khi SARS-CoV-2 trở thành virus thứ năm bảo lưu liên tục ở cộng đồng người, thì tỷ lệ mắc bệnh của nó sẽ biến đổi và không cao hơn so với bốn chủng mà chúng ta đã «quen sống chung».  

Sputnik: Thưa GS, không thể không hỏi ý kiến của GS về giả thuyết với nguồn gốc nhân tạo của chủng coronavirus mới. Có những luận cứ gì chứng minh và phản biện? Người ta vẫn đang bàn cãi không ngớt. Ngay cả nhà khoa học Pháp từng đoạt giải Nobel, ông Luc Montagnier cũng lên tiếng…

- Tôi không biết có một chuyên gia nghiên cứu coronavirus nào nghiêm túc xem xét giả thuyết này. Trái lại, có nhiều ý kiến công khai bảo vệ các nhà khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, luôn tìm thấy sự hồ nghi về bất cứ lý do. Hơn thế nữa, khó có khả năng các nhà nghiên cứu xây dựng tổng hợp lại được mọi thông số chính của sự kiện dẫn đến lây nhiễm với người đầu tiên mắc SARS-CoV-2, kể cả cách thức và thời điểm khi nào chính xác xảy ra «bước nhảy» đó.  

Các bác sĩ ở Manhattan ở New York - Sputnik Việt Nam
Đức coi các cáo buộc của Mỹ chống lại Trung Quốc về COVID-19 là chiêu đánh lạc hướng

Trong khoa học, gánh nặng bằng chứng nằm ở trách nhiệm của những ai đưa ra giả thuyết. Thông thường để làm điều này phải tiến hành và mô tả nghiên cứu, thảo luận nghiêm túc, trình bày để nhận sự phán quyết của giới đồng nghiệp và chờ đợi đến «giờ G» khi kết quả sẽ được các nhà nghiên cứu khác tiếp nhận hoặc sử dụng thành công. Trong trường hợp với SARS-CoV-2, cần chỉ ra chính xác virus này được tạo ra như thế nào theo chuỗi hành động hợp lý. Có thể là các «nhà phát minh» đã động đến yếu tố di truyền kiểm soát «tính lây nhiễm» và «sức gây bệnh» của SARS-CoV-2. Hãy cứ để các tác giả của giả thuyết về nguồn gốc nhân tạo của chủng coronavirus mới chia sẻ kiến ​​thức này với cộng đồng khoa học và từ đó giúp tạo ra vaccine chất lượng cao để đấu tranh chống đại dịch hiện tại và tương lai. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала