Nhà điều hành của Bắc Kinh lưu ý: Hoa Kỳ đang chính trị hóa việc điều phối thị trường chứng khoán riêng của mình để hướng nó tới chống các công ty Trung Quốc.
Thượng viện Hoa Kỳ mới đây đã thông qua đạo luật có thể cắt lối truy cập của một số công ty Trung Quốc vào thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Tất cả các công ty nhất thiết phải chứng minh rằng họ không độc lập không chịu sự kiểm soát của Chính phủ nước ngoài và cần trải qua cuộc kiểm toán của Hội đồng giám sát báo cáo tài chính của các công ty đại chúng Hoa Kỳ (PCAOB). Trước đó, thủ tục này chỉ là bắt buộc đối với các công ty Mỹ có cổ phiếu niêm yết, còn các công ty đại chúng Trung Quốc không bắt buộc phải qua kiểm toán của PCAOB, trên thực tế, là điều chưa bao giờ làm.
Thị trường chứng khoán Mỹ luôn hấp dẫn các công ty Trung Quốc chính nhờ sự vắng mặt những quy định điều khiển quá mức. Những công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc như Alibaba hay Baidu ưa tiến hành IPO ở New York. Giới đầu tư Trung Quốc dường như luôn có «sự thèm ăn» rất mạnh với các công ty công nghệ triển vọng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc các quy tắc thâm nhập thị trường chứng khoán địa phương lại khá nghiêm ngặt, thậm chí cả các «vô địch quốc gia» đã cứng cáp cũng khó vượt qua chứ đừng nói đến những công ty khởi nghiệp. Để tham gia IPO ở Thượng Hải hoặc Thâm Quyến, một công ty cần chứng tỏ hoạt động có lãi trong ít nhất 3 năm liền, mà tổng lợi nhuận tối thiểu phải không dưới 30 triệu nhân dân tệ. Đối với các công ty khởi nghiệp, như vậy là đòi hỏi quá cao. Thế mà ngay cả các công ty Trung Quốc sừng sỏ như Baidu, Sina, Sohu, NetEase đều không có lãi vào thời điểm chuẩn bị làm IPO ra mắt công chúng.
Từng có điểm thuận lợi khác nữa dành cho các công ty Trung Quốc khi tham gia thị trường chứng khoán Mỹ. Chẳng hạn, các công ty nhận được quyền truy cập ngoại tệ. Một mặt, do sự tham gia của các công ty Trung Quốc chủ chốt vào chuỗi cung ứng toàn cầu, họ cần ngoại tệ. Mặt khác, việc nhận ngoại tệ trong nội địa CHND Trung Hoa là không hề giản đơn do những hạn chế nghiêm ngặt về lưu thông vốn tư bản. Do đó, việc thâm nhập thị trường Mỹ giống như «nhất tiễn song điêu», giải quyết cùng lúc hai vấn đề cho các công ty Trung Quốc: tiếp cận tài chính không vướng những thủ tục quan liêu thừa, và thêm nữa là bằng ngoại tệ.
Bây giờ mọi thứ có thể thay đổi. Từ trước đó NASDAQ đã tuyên bố rằng họ đang siết chặt quy tắc niêm yết. Bây giờ những công ty có cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cần phải huy động trong kết quả IPO ít nhất 25 triệu USD, hoặc chí ít là 1/4 vốn hóa thị trường. Cũng không rõ sẽ áp dụng quy tắc kiểm toán chung ra sao đối với các công ty Trung Quốc, đặc biệt là trong mục «chứng tỏ sự độc lập khỏi Chính phủ». Ví dụ Huawei cho thấy rằng để cáo buộc một công ty có liên hệ chặt chẽ với Chính phủ và cơ quan đặc nhiệm thì người ta chẳng đòi hỏi bằng chứng nặng ký nào, còn chứng minh ngược lại gần như là chuyện không thể.
Chính thức thì các quy tắc mới của việc niêm yết các công ty nước ngoài trên sàn giao dịch Mỹ hướng đến tạo lập điều kiện như nhau cho tất cả. Nhưng thực chất biện pháp này «nhắm bắn» trực tiếp vào các công ty Trung Quốc và phản ánh chiến lược chung của Hoa Kỳ về kiềm chế sự phát triển của CHND Trung Hoa, - như chuyên gia Trần Phượng Anh (Chen Fengying) từ Viện Kinh tế Thế giới thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc nói với Sputnik.
«Hoa Kỳ bây giờ đang đang bị ám ảnh bởi ý tưởng bôi nhọ Trung Quốc. Họ nghĩ rằng mọi thứ gắn với Trung Quốc đều xấu và tệ hại. Điều này đặc biệt rõ sau khi gùng phát đại dịch. Vụ việc với Luckin Coffee làm trầm trọng thêm vấn đề gian lận niêm yết. Trung Quốc cũng đang theo dõi chặt chẽ tình trạng này, đã đưa ra các hình phạt. Vụ việc với «Luckin Coffee» đã khoét sâu vấn đề sự lừa đảo của công ty khi niêm yết. Trung Quốc chăm chú theo dõi tình huống này, đã ban hành hình phạt. Trường hợp với «Luckin Coffee» khiến tại Hoa Kỳ bây giờ người ta tin rằng chiêu khuyếch đại kết quả tài chính trong hoạt động là thực tế chung của các công ty Trung Quốc. Vì vậy, tôi cho rằng, các công ty Trung Quốc thực sự cần tăng cường tính tự giác chấp hành kỷ luật. Dù sao chăng nữa, có thể thấy hành động của Hoa Kỳ gắn liền với chủ nghĩa dân tuý phổ biến thời gian gần đây. Hiện giờ, trên các sàn giao dịch Mỹ niêm yết cổ phiếu của hơn trăm công ty Trung Quốc. Hoa Kỳ tuyên bố hành động phục vụ lợi ích riêng của nước Mỹ. Nhưng họ không nhận ra được rằng cùng với các công ty Trung Quốc là dòng vốn. Nhìn chung, có thể nói rằng chính sách của chủ nghĩa dân túy và bôi nhọ Trung Quốc đang thêm động lực từ sau đại dịch. Tình trạng xấu đi của quan hệ song phương là nguyên nhân quan trọng khiến Hoa Kỳ đi tới thực hiện những biện pháp này».
Một nguyên cớ chính thức để Thượng viện Hoa Kỳ xét lại các quy tắc kiểm toán có thể là sự cố với chuỗi nhà hàng cà phê Trung Quốc «Luckin Coffee» mà cổ phần được bố trí ở New York. Vốn hóa của công ty này tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra nội bộ của công ty, té ra «Luckin Coffee» đã làm giả dữ liệu bán sản phẩm của mình, nâng chỉ số vống lên tới 310 triệu USD. Kết cục là giao dịch cổ phiếu của «Luckin Coffee» bị đình chỉ còn sau khi phục hồi thì vốn hóa của công ty đã giảm 35%. Cùng với «Luckin Coffee», cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc khác như Alibaba, iQiyi, Baidu và JD.com cũng xuống dốc. Mặc dù những cơ sở này không hề gắn với «Luckin Coffee» dưới bất kỳ hình thức nào nhưng về nguyên tắc các nhà đầu tư bắt đầu đặt ra nghi vấn lớn với các công ty Trung Quốc.
Nhưng mặt khác, chuyện hạn chế quyền truy cập của các công ty Trung Quốc vào thị trường chứng khoán Mỹ đã bắt đầu từ lâu trước khi xảy ra sự cố «Luckin Coffee». Ngay từ hồi tháng 5 năm ngoái, dẫn nguồn từ cựu cố vấn chính trị của Trump là Steve Bannon, NYT đã thông báo rằng cả Nhà Trắng và giới chính khách rộng hơn đang bàn luận khả năng «nghĩ lại» về vai trò của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ. Còn một vị «diều hâu bài Trung» khá kịch liệt là Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã đưa ra sáng kiến cấm hàng loạt công ty Trung Quốc bố trí cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, vì dường như số này «đe dọa lợi ích» của các nhà đầu tư Mỹ, rồi quỹ hưu trí v.v. Khi đó, ông Rubio cũng viện dẫn rằng các công ty Trung Quốc từ chối cung cấp báo cáo tài chính với dữ liệu đầy đủ cho Hội đồng giám sát báo cáo tài chính của các công ty đại chúng Hoa Kỳ (PCAOB).
Bây giờ tất cả những miếng khảm này đã lắp ghép vào đúng chỗ. Trước đó, chính quyền Trump cấm các quỹ hưu trí đầu tư vào cổ phiếu của công ty Trung Quốc. Còn bây giờ, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua luật kiểm toán. Như đang thấy, Washington đã hiểu ra rằng gây áp lực thuế quan với Trung Quốc là không hiệu quả, và phía Mỹ quyết định đi theo con đường leo thang dấy lên cuộc đối đầu tài chính với Trung Quốc. Nhưng như trong trường hợp với các quỹ hưu trí, và cả trong trường hợp có thể hủy niêm yết của các công ty Trung Quốc, giới đầu tư Mỹ cũng sẽ phải chịu thiệt hại. Bởi xét cho cùng, các công ty Trung Quốc hiện chiếm tỷ lệ phần đáng kể trên thị trường Mỹ, - chuyên gia Trần Phượng Anh nhận xét.
«Sau khủng hoảng tài chính, trong vòng mấy năm nay, hàng trăm công ty Trung Quốc bắt đầu đưa cổ phiếu của họ ra các sàn giao dịch Mỹ. Và điều đó tạo động lực nghiêm túc thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Mỹ, bởi cổ phiếu của các công ty Trung Quốc có đảm bảo rất cao về khả năng của thị trường Trung Quốc và lợi nhuận của các công ty Trung Quốc. Hơn thế nữa, trong triển vọng ngắn hạn, tôi không nghĩ có thể đẩy tất cả các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ. Quả thật, điều đó không có nghĩa là bất khả về nguyên tắc trong cả triển vọng dài hạn. Nhưng bây giờ, do hậu quả đại dịch, đang diễn ra suy thoái kinh tế trên khắp thế giới. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ lập tức đòi hỏi hủy niêm yết của tất cả các công ty Trung Quốc», - chuyên gia Trung Quốc nêu ý kiến.
Theo dữ liệu của Ủy ban Mỹ-Trung về Kinh tế và An ninh, hiện giờ có 156 công ty Trung Quốc với tổng vốn hóa thị trường là 1,2 nghìn tỷ USD đang được niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch Hoa Kỳ. Không khó khăn gì để tính rằng với tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ là 36 nghìn tỷ USD, nếu hủy hết niêm yết của các công ty Trung Quốc sẽ dẫn đến sụt giảm đáng kể trong tổng vốn hóa. Chính bản thân Tổng thống Donald Trump cũng đã thừa nhận: siết chặt yêu cầu niêm yết đối với các công ty Trung Quốc là biện pháp «con dao hai lưỡi» bởi vào bất kỳ thời điểm nào các công ty Trung Quốc đều có thể quyết định chuyển bố trí cổ phần của họ tại các thị trường khác: ở London hoặc là Hongkong. Nhân đây cũng cần nói luôn: đó là kịch bản thực tế nhất. Như thông báo của Reuters dẫn nguồn riêng, trong bối cảnh siết chặt quy tắc đối với các công ty nước ngoài tại thị trường Mỹ và tình hình gia tăng căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, công ty Baidu có thể hủy niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn giao dịch NASDAQ.